Trong một vài năm qua, Google Chrome đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho hàng triệu người sử dụng trên toàn thế giới. Khi mà lượng người sử dụng Internet Explorer vẫn còn do đó là trình duyệt mặc định trên hệ thống Windows, Chrome đã có những bước tiến rõ rệt trong việc thu hẹp khoảng cách người dùng đó kể từ khi được ra mắt công chúng lần đầu tiên vào năm 2008.
Bắt đầu chỉ là một trình duyệt web nhẹ nhàng đơn giản, nhưng càng ngày Chrome càng “mọc” ra nhiều vấn đề nan giải. Bạn đang gặp vấn đề với trình duyệt Chrome? Bạn đã đi tới đúng địa chỉ rồi đó! Bài viết này sẽ chỉ cho bạn những lỗi thường gặp nhất của Chrome và hướng dẫn để “triệt tiêu” chúng ngay lập tức:
1. Tab bị đóng băng
Hệ thống máy tính của chúng ta thỉnh thoảng cũng bị đóng băng (dân dã gọi là bị “đơ”), trình duyệt Chrome cũng không khác. Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy một vài tab, thậm chí là toàn bộ trình duyệt bị đông cứng và trong trạng thái Not Responding – không phản hồi. Nhưng vấn đề này cực kì dễ giải quyết.
Bạn hãy bấm Shift + Esc để mở Task Manager của trình duyệt Chrome. Ở đó hiển thị tất cả các tab và phần mở rộng (extension) đang chạy. Chỉ đơn giản là ấn vào tab/extension cần tắt và nhấp End Process/Kết thúc quá trình.
2. Chrome Clean-Up Tool – Công Dụ Dọn Dẹp Chrome
Nếu bạn gặp phải những vấn đề như Chrome crash liên tục, không thể tải được trang, rất có thể máy bạn đã nhiễm malware. Gỡ bỏ malware là việc khỏi phải bàn rồi, nhưng bạn sẽ cần một vài giải pháp kèm theo nữa.
Bạn có thể sử dụng Chrome Clean-Up Tool để “làm thịt” những thành phần độc lại này, đáng tiếc là ứng dụng này chỉ dành cho những người sử dụng Windows. Nếu bạn sử dụng Mac, Google khuyến khích bạn sử dụng ứng dụng thay thế MalwareBytes.
Công cụ này sẽ giúp bạn quét và loại bỏ những phần mềm gây ảnh hướng tới Chrome, bao gồm cả malware và các phần mềm, chương trình chạy ngầm và phần mở rộng khả nghi khác.
Ghi chú: Đây không phải là sự thay thế hoàn toàn cho chương trình duyệt virus, chúng không thể quét được tất cả các loại malware.
3. Đưa cài đặt của trình duyệt về trạng thái ban đầu
Nếu việc sử dụng phần mềm dọn dẹp và phần mềm diệt virus đều không khả dụng, bạn nên thử reset toàn bộ cài đặt của trình duyệt.
Bạn hãy vào Mục Lục của Chrome (góc trên bên phải trình duyệt, có hình như cái hamburger vậy), vào Cài Đặt > Hiển Thị Cài Đặt Nâng Cao (ở dưới cùng), kéo xuống tìm phần Đặt lại cài đặt và ấn Đặt lại.
4. Sửa file hệ thống
Bạn có thể sử dụng những công cụ có sẵn trên Windows để sữa chữa và khôi phục những phần bị lỗi.
Để kích hoạt chương trình quét của Windows này, bạn hãy vào cửa sổ Start, chọn Command Prompt (sử dụng quyền Admin), gõ SFC.EXE/SCANNOW (cách nhanh nhất để tìm Command Prompt là tìm bằng công cụ tìm kiếm).
Việc quét máy tính có thể phải mất một lúc lâu, nhưng Windows sẽ thông báo cho bạn biết khi nào xong và đưa ra kết quả.
5. Delete User Profile
Sẽ có lúc bạn gặp phải trường hợp Google Chrome không thể tải được tài khoản cá nhân của bạn. Khi dính lỗi này, một số tính năng sẽ không thể sử dụng được như những trang đã lưu đánh dấu (bookmarks) hay những cài đặt vốn vẫn có trên trình duyệt Chrome của bạn.
Nhưng vẫn có cách để gỡ gạc lại. Đầu tiên, bạn có thể thử xóa đi tài khoản của bạn đã lưu trên trình duyệt. Bạn hãy vào Mục lục > Cài đặt > Đăng nhập, ấn vào phần Ngắt kết nối Tài khoản Google của bạn. Bạn sẽ thấy một thông báo hiện lên, hãy đảm bảo sửa lỗi tận gốc bằng cách đánh dấu vào ô “Đồng thời xóa lịch sử, dấu trang, cài đặt và các dữ liệu Chrome khác của bạn được lưu trữ trên thiết bị này”, sau đó chọn Ngắt kết nối Tài khoản.
Tắt đi và mở lại Chrome, đăng nhập lại lần nữa. Nếu bạn có bật đồng bộ hóa, tất cả thông tin của bạn sẽ được tải lại.
6. Xóa dữ liệu web
Nếu ngắt kết nối tài khoản Google không có tác dụng, bạn hãy thử xóa Dữ liệu web của Chrome.
Ghi chú: bạn hãy chắc chắn rằng bạn muốn xóa toàn bộ dữ liệu web và bạn biết chính xác mình đang làm gì. Hãy cẩn thận khi xóa file này.
Với Windows, bạn hãy theo đường dẫn C:\Users\[Username]\AppData\Local\Google\Chrome\User Data\Default\ (thay thế [Username] bằng tên admin của bạn). Tìm xuống tới file “Web Data” và xóa nó đi.
Với Mac, bạn hãy mở cửa sổ terminal (cách dễ nhất là gõ vào thanh search: terminal), gõ lệnh cd /Users/[user]/Library/Application Support/Google/Chrome/Default (thay thế [user] bằng tên admin của bạn). Tiếp theo, hãy gõ rm -rf History*; rm -rf Web\ Data;
Ở cả hai hệ điều hành, sau khi xong cả hay bước trên, bạn hãy khởi động lại máy, bật lại Chrome xem có còn vấn đề với trình duyệt này không.
7. Gỡ bỏ những phần tiện ích
Vốn dĩ Chrome là trình duyệt nhẹ nhàng và lướt web như bay. Nếu bạn chạy chỉ trình duyệt và không có thêm phần mở rộng, hẳn nhiên là Chrome sẽ bay như tên lửa rồi. Tuy nhiên, những ứng dụng mở rộng của Chrome lại cực kì hữu ích, đa số người dùng sẽ cài đặt thêm một hoặc nhiều phần mở rộng khác nhau.
Google không hề có tác động hay chính sách cấm đoán cụ thể gì với những phần mềm thuộc bên thứ ba này. Nếu như trình duyệt Chrome của bạn bắt đầu có dấu hiệu “rùa bò”, có lẽ chính những tiện ích hữu dụng này là thủ phạm.
Để vào mục lục tiện ích, bạn hãy Mục lục > Công cụ khác > Tiện ích mở rộng. Ô tick là để tắt tạm thời, hình thùng rác là xóa bỏ tiện ích đó vĩnh viễn.
Hãy bắt đầu bằng cách xóa bỏ những tiện ích bạn ít sử dụng tới, chúng có thể ngốn rất nhiều bộ nhớ của bạn. Nếu như vấn đề với Chrome vẫn còn sau khi gỡ, bạn hãy thử tắt đi bật lại tất cả các tiện ích đó xem.
8. Sửa lại “cờ hiệu” của Chrome
Nếu tốc độ của Chrome vẫn không cải thiện thêm được chút nào, bạn có thể sẽ phải sửa lại “Flags” – “Cờ hiệu” của trình duyệt. Tuy nhiên đây mới chỉ là cài đặt thử nghiệm của Google, hãy cẩn thận nghi “vọc” vào tính năng này.
Hãy làm theo bài viết này để biết chính xác bạn nên “vẫy cờ hiệu nào” trong trình duyệt Chrome.
9. Tắt flash
Adobe đã rất cố gắng trong việc khai tử Flash Player, nhưng vẫn còn nhiều trang web sử dụng công nghệ này.
Nếu bạn liên tục thấy xuất hiện lỗi Flash đã hỏng, bạn nên tính đến việc xóa bỏ nó vĩnh viễn. Ngoài việc đảm bảo cho việc bảo mật được an toàn, việc này còn ngăn những cửa sổ pop-up phiền toái nhảy lên.
Bạn hãy gõ chrome://plugins/ vào thanh địa chỉ. Tìm đến phần cài đặt Adobe Player và ấn “Vô hiệu hóa” nó.
10. Nếu như không còn cách nào xài được
Đến nước này bạn còn 2 hướng đi:
Một là: chọn lấy một thánh thần bất kì và cầu nguyện cho trình duyệt Chrome của bạn chạy nhanh hơn.
Hai là: bạn hãy gỡ toàn bộ trình duyệt đi và cài đặt lại từ đầu. Với việc xóa đi cài lại như vậy, mọi vấn đề với Flash, tiện ích thừa thãi, … sẽ bay biến hết.
Trên đây là 10 cách chúng tôi sử dụng để quất roi cho chú ngựa Google Chrome chạy nhanh hơn. Còn bạn, bạn sử dụng cách gì?