Quang cao chinh 20 bàn phím gaming
Quảng cáo chính 2 bàn phím chuột
Quảng cáo chính 13 tai nghe
Quảng cáo chính 4 cáp mạng
Quảng cáo chính 1 sản phẩm

Đó là những điểm nhấn đáng nhớ nhất trong 10 năm đầu của thế kỷ 21.

10. Hewlett-Packard mua lại Compaq

Thập kỷ này được xem là thập kỷ của những vụ sáp nhập lớn trong lịch sử ngành công nghệ. 5 năm trước đây, khi bỏ ra 10 tỷ USD để mua lại hãng phần mềm PeopleSoft, Oracle đã châm ngòi cho một loạt các vụ thâu tóm trong ngành phần mềm, riêng Oracle đã mua lại 40 công ty trong đợt đó. Nhà sản xuất thiết bị mạng lớn nhất thế giới Cisco Systems cũng thâu tóm Digital Technologies. Các hãng công nghệ lớn khác như IBM và EMC cũng thi nhau nhảy vào làn sóng thâu tóm và sáp nhập này.

Tuy nhiên, việc Hewlett-Packard công bố mua lại Compaq Computer bằng phương thức trao đổi cổ phiếu. Thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ trị giá 25 tỷ USD giữa hai nhà khổng lồ trong sản xuất máy tính này, sẽ đưa doanh số hằng năm dự tính của Hewlett-Packard lên 87,4 tỷ USD, chỉ kém chút ít so với doanh số của IBM. Hewlett-Packard trở thành đối thủ nặng ký của Sun Microsystems và IBM trên thị trường máy chủ.

9. Ông vua máy tính Bill Gates nghỉ hưu

Tháng 1/2000, Bill Gates đã giao lại chức Giám đốc điều hành (CEO) cho Steve Ballmer và đến giữa năm 2008, nhà đồng sáng lập tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới quyết định lui vào hậu trường khi nhường vai trò kiến trúc sư trưởng cho Ray Ozzie phụ trách những kế hoạch công nghệ của hãng.

Sau khi về hưu, Bill Gates dành phần lớn thời gian của mình cho các hoạt động nhân đạo của quỹ Bill and Melinda Gates Foundation, tham gia vào nhiều công tác y tế toàn cầu, hệ thống giáo dục của Mỹ, hỗ trợ nông nghiệp và những hoạt động khác mà ông quan tâm.

8. Google mua lại YouTube và xây dựng có hệ thống các phương tiện truyền thông xã hội

Năm 2006, Google mua lại YouTube với cái giá 1,65 tỷ USD và cùng dịch vụ chia sẻ video này có công mang truyền hình lên Internet cũng như tạo vỏ bọc “hợp pháp” cho những sản phẩm trên YouTube vốn bị chỉ trích là vi phạm luật bản quyền.

7. Trang rao vặt Craigslist và vai trò mờ nhạt dần của báo chí truyền thống
 

Google News và các website tin tức khác đã trở thành những “kỳ đà” cản mũi đáng ghét của những tập đoàn báo chí truyền thống như Rupert Murdoch. Tuy nhiên, trên thực tế, chính những trang rao vặt kiểu như Craigslist mới chính là những kẻ “cướp miếng bánh” lớn nhất – nguồn thu quảng cáo của báo giấy.

Sự lớn mạnh của các dịch vụ trực tuyến miễn phí Craigslist cũng như các trang mạng xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với hoạt động marketing, quảng cáo trực tuyến, đánh dấu sự chuyển đổi từ hình thức rao vặt trên báo chí, tờ rơi sang mô hình trực tuyến rõ ràng là nhanh và có hiệu quả hơn.

6. Yahoo lận đận với công cụ tìm kiếm
 

Có lẽ sai lầm lớn nhất của Yahoo là đã tạo cơ hội cho Google bằng cách gắn công cụ tìm kiếm của hãng này lên website của mình năm 2000, mở đầu cho một cuộc cạnh tranh không cân sức khi Google trở nên mạnh mẽ còn Yahoo ngày càng tụt hậu do hạn chế về tính sang tạo. Năm 2004, Yahoo chia tay với Google nhưng lúc này Google đã trở thành kẻ thống lĩnh thị trường tìm kiếm.

Tháng 1/2008, Yahoo, biểu tượng Internet một thời đang lao dốc, được Microsoft để mắt vào chào giá mua lại với mứ 31 USD/cổ phiếu, cao hơn kh oảng 62% mức giá của Yahoo lúc đó. Tuy nhiên, đồng sang lập Jerry Yang thẳng thừng từ chối. Sai lầm này đã khiến Yahoo càng trở nên lao đao, Microsoft tìm đường rút lui.

Tuy nhiên, sau khi Jerrry Yang từ chức vào cuối năm 2008, tân CEO Carol Bartz dã nối lại đàm phán và cuối cùng “tình bạn” giữa Yahoo và Microsoft nối lại, hai bên hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm.

5. Apple ra mắt smartphone iPhone và thay đổi công nghệ di động

Tháng 6/2007, Apple chính thức ra mắt smartphone iPhone. Đây được coi là một trong những sự kiện ầm ỹ và thu hút được người tiêu dùng, báo giới cũng như các chuyên gia trong ngành công nghệ nhất từ trước đến nay. iPhone là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên chiếm được cảm tình của người tiêu dùng bình dân. Nó được coi là một bước đột phá lớn trong thiết kế giao diện sử dụng trên màn hình nhỏ gọn.

Sự xuất hiện của iPhone, đáng kể nhất là đã làm “nóng gáy” của các “đại gia” khác từ Microsoft, RIM cho đến Nokia và bây giờ là Google.

Hầu hết những sự thay đổi thực sự trong lĩnh vực công nghệ cao hiện nay đều tập trung vào điện thoại di động và chúng ta phải cảm ơn Apple vì điều đó.

4. “Bong bóng” dot-com nổ tung

“Bong bóng” dot-com hình thành từ giữa thập niên 1990 khi việc phát minh ra Internet đã cuốn hút dòng vốn đầu tư mạo hiểm ào ạt đổ vào cổ phiếu của các công ty công nghệ thông tin và viễn thông tại Mỹ. Thời điểm trước năm 2000, hàng chục triệu người đổ xô mua cổ phiếu của các công ty dot-com khiến cho chỉ số Nasdaq trong ba năm đã tăng gấp năm lần. Họ ồ ạt mua cổ phiếu dotcom mà không quan tâm tới giá trị thực, bỏ qua thua lỗ hiện tại để mong vài năm sau thu lợi gấp hàng trăm lần, bấp chấp cả việc nhiều công ty thậm chí còn chưa hề tạo ra một xu lợi nhuận nào.

“Bong bóng” dot-com vỡ vào tháng 3/2000, hơn 600 công ty dot-com ở Mỹ sụp đổ và hàng loạt công ty dot-com khác trên thế giới lâm vào cảnh tương tự, thiêu rụi trên 5 ngàn tỷ USD vốn hóa thị trường, nhiều nhà đầu tư trở nên trắng tay.

3. Microsoft lao đao với cuộc chiến chống độc quyền 

Dường như thập kỷ qua là khoảng thời gian không mấy suôn sẻ với Microsoft khi gã khổng lồ phần mềm Mỹ liên tục phải gánh những khoản tiền phạt lên đến hàng tỷ USD vì “tội” độc quyền công nghệ. Giới lãnh đạo Microsoft liên tục phải lo đối phó với các vụ kiện chống độc quyền từ nhiều tập đoàn viễn thông trên thế giới.

Tập đoàn này đã phải trả khoản tiền 440 triệu USD cho công ty InterTrust Technologies để giải quyết cuộc tranh chấp xung quanh công nghệ chống sao chép lậu trong ngành âm nhạc và video kỹ thuật số.

Trước đó, Microsoft đã đồng ý chi gần tỷ USD cho đối thủ Sun Microsystems để chấm dứt cuộc tranh cãi về vấn đề chống độc quyền.

Đáng kể nhất là cuộc chiến chống độc quyền “hao tiền tốn của” với EU khiến hãng này phải trả khoản tiền phạt lên tới 1,7 tỷ euro. Tuy nhiên, mới đây, trước những đề xuất chỉnh sửa và “biết người biết ta” của Microsoft, EU đã quyết định chấm dứt cuộc chiến dai dẳng đó và gỡ án phạt cho Microsoft.

Một loạt các vụ tranh chấp pháp lý dai dẳng khiến hãng này khó tập trung phát triển các thị trường mới và đặc biệt là giải quyết các lỗ hổng trong các sản phẩm phần mềm của hãng đang xuất hiện ngày càng một nhiều, gây ra sự lo ngại lớn cho người dùng vi tính trên toàn thế giới

2. Apple trình làng iTunes

iTunes, kho dữ liệu trực tuyến về nhạc số, sách, và các ứng dụng cho iPhone và iPod của Apple đang ngày càng chứng tỏ vai trò ngày càng lớn của nó.

Apple đã phải mất đến 6 năm để biến iTunes từ một kho nhạc số thông thường trở thành một kho dữ liệu số có sức mạnh lớn nhất hiện nay.

Tuy nhiên, việc Apple đang ấp ủ nhiều dự định mở rộng lĩnh vực kinh doanh của iTunes khiến nhiều người tin rằng không bao lâu nữa, iTunes còn vươn lên thành một gã khổng lồ to lớn và quyền năng hơn.

1. Google ra mắt Adwords và trở thành công ty quan trọng nhất trong lĩnh vực công nghệ

Nếu thiếu Adwords, thế giới chỉ biết đến Google đơn thuần là hãng sở hữu một công cụ tìm kiếm mạnh. Tuy nhiên, Adwords lại chính là “phép màu” khiến hãng này trở thành công ty quan trọng bậc nhất trong làng công nghệ thế giới. Trình làng vào năm 2000, Adwords đặt quảng cáo dạng text (văn bản) bên cạnh hàng tỷ kết quả tìm kiếm của Google. Cùng với dịch vụ quảng cáo theo ngữ cảnh Adsense, hãng này đạt doanh thu 17,39 tỷ USD trong năm 2009.

Adwords xứng đáng là “con gà đẻ trứng vàng” mà Google đang sở hữu.

(Dân trí)

0888342020

Công ty TNHH Điện tử công nghệ Tường An - TAKO * Giấy CNĐKDN: 0101910340 cấp ngày 25/06/2010 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP. HN cấp * Người đại diện: Nguyen Hanh

Địa chỉ: Số 3 lô 1C khu đô thị Trung Yên (ngõ 58 Trung Kính rẽ phải), Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.* Chi Nhánh: 172/10 Đặng Văn Ngữ, P.13, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh * Điện thoại: (024) 37 833 833