Quang cao chinh 20 bàn phím gaming
Quảng cáo chính 2 bàn phím chuột
Quảng cáo chính 13 tai nghe
Quảng cáo chính 4 cáp mạng
Quảng cáo chính 1 sản phẩm
1. Phần mềm thống trị thế giới
Trong bài viết đăng trên Wall Street Journal năm 2011, nhà đồng sáng lập hãng Netscape Marc Andreessen đã chỉ ra rằng phần mềm đang làm biến đổi tất cả ngành nghề, từ ngành công nghiệp giải trí phim ảnh, âm nhạc, đến cả các ngành đã định hình như vận chuyển, bán lẻ.
 
Khi ấy, thông điệp của Andreessen chính là phần mềm hiện giữ vai trò thành phần trung tâm của mọi giải pháp, do đó mọi công ty cần tập trung vào phần mềm như là vũ khí chiến lược.
 
Câu "phần mềm thống trị thế giới" đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người. Gần đây có thêm câu "Đừng để bị Uber" cảnh báo doanh nghiệp có thể bị lật đổ bởi một công ty khởi nghiệp ở Silicon Valley được hỗ trợ bởi nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vô tận.
 
 
Thực tế, phần mềm thống trị thế giới đã trở thành câu nói bóng bẩy được dùng dễ dãi mô tả sự thay đổi đang diễn ra, nhưng việc dùng nó thường xuyên làm giảm đi ý nghĩa của bản chất vấn đề: Việc chuyển sang số hóa đang tác động đến tất cả các ngành nghề, bất lợi cho các công ty đương thời.
 
Một phần vì các sản phẩm hoặc quy trình đang dùng đòi hỏi đầu tư hay nỗ lực rất lớn để thay thế bằng giải pháp số hóa. Đáng chú ý hơn, các công ty nhỏ, không bị cản trở bởi các hoạt động gắn với những giải pháp cũ kỹ lạc hậu, có thể thay đổi tư duy về chuỗi giá trị khách hàng và tái cấu trúc để cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn.
 
Thách thức chính đối với các công ty đó là cơ sở hạ tầng và các giải pháp hiện thời của họ, vốn được phát triển như là thành phần quan trọng tạo nên sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh, giờ là xiềng xích hạn chế khả năng hưởng ứng cuộc cách mạng phần mềm.
 
Ví dụ, Walmart từng tận dụng năng lực của chính mình để xây các cửa hàng đồ sộ hòng đạt được lợi thế cạnh tranh trong ngành.
 
Tuy nhiên giờ đây thì những bất động sản đắt đỏ của Walmart (chí ít tại Mỹ) vắng tanh khi người tiêu dùng dần chuyển sang mua hàng trực tuyến. Ngay cả khi Walmart muốn tích cực chuyển sang thương mại điện tử thì cũng bị mắc kẹt với cơ sở hạ tầng bán lẻ tốn kém.
 
Khó thấy hơn, nhưng tệ hơn, nhiều nhà quản lý tài năng của Walmart chỉ có kinh nghiệm trong việc quản lý số lượng lớn các cửa hàng "vật lý
" và chuỗi cung ứng hàng hóa cho chúng. Nói cách khác, còn có vấn đề kỹ năng cũng như một chuỗi giá trị không phù hợp.
 
Những gì chúng ta sẽ chứng kiến trong thập kỷ tiếp theo là giống với cuộc cách mạng sản xuất hàng loạt dùng dây chuyền lắp ráp. Bất kỳ công ty nào muốn phục vụ thị trường đại chúng đều phải tìm cách tự động hóa sản xuất; những công ty không thể hoặc không có đủ vốn để thực hiện việc này sẽ phải thu hẹp sản xuất.
 
Điều khác biệt hiện nay là phần mềm đóng vai trò trung tâm sẽ tác động đến mọi ngành nghề và mọi công ty. Hầu hết đều không chuẩn bị trước, và nhiều công ty sẽ không thể thực hiện những bước thay đổi lớn để trở thành một công ty phần mềm.
 
2. Nguồn mở chi phối CNTT
Trong việc tái cấu trúc, hay nói cho hoa mỹ hơn là "mềm hóa" toàn bộ nền kinh tế, người ta dễ bỏ quên thay đổi quan trọng diễn ra trong chính lĩnh vực của mình. Việc chuyển sang một thế giới mới với phần mềm là trung tâm sẽ làm lợi rất nhiều cho các công ty công nghệ lớn, nhưng bản thân họ cũng đang gặp rắc rối. Thay vì gặt hái những lợi ích của việc mọi người khác buộc phải tập trung vào công nghệ, các nhà công ty công nghệ lại phải "chịu đau" trong việc chuyển đổi sang phần mềm.
 
Có một ví dụ sinh động cho luận cứ trên, đó là IBM đã phải chịu sụt giảm doanh thu 15 quý liên tiếp.
 
Dell và EMC chuẩn bị sáp nhập (hợp nhất là phản ứng cổ điển đối phó với tình trạng khó khăn về tài chính). BMC và Informatica thì phải thay đổi thành phần cổ đông (một phản ứng cổ điển đối với triển vọng kém).
 
Tại sao điều tưởng chừng như niềm mơ ước đối với công ty công nghệ lại biến thành cơn ác mộng? Câu trả lời là hai từ: nguồn mở.
 
Đơn giản, nguồn mở đang trở thành hàng hóa, và các nhà cung cấp đang mắc phải cấu trúc chi phí không phù hợp với thực tế mới.
 
Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các sản phẩm phần mềm, mà còn ảnh hưởng đến phần cứng (Chúng ta nên nhớ rằng phần mềm thống trị thế giới, gồm cả phần cứng). Câu thần chú mới là mọi thứ gì đều có phần mềm, và bằng cách đặt mã nguồn mở vào phần cứng thông dụng, những công ty công nghệ có vị thế thị trường vững như bàn thạch trước đây giờ bị sụt giảm lợi nhuận.
 
Tuy nhiên, nguồn mở đang chứng tỏ không chỉ là phương án thay thế chi phí thấp. Đổi mới công nghệ giờ chắc chắn thuộc về nguồn mở. Thật khó để nghĩ về một lĩnh vực công nghệ mới mà không dựa trên nguồn mở. Rõ ràng, các xu hướng phần cứng dựa trên phần mềm phản ánh điều này. Chúng ta nhìn thấy mã nguồn mở trong các lĩnh vực mới nổi khác như cơ sở dữ liệu NoSQL phân tán; máy học,…
 
Xu hướng nguồn mở có ý nghĩa nhiều hơn nỗi đau tài chính của công ty công nghệ đương thời. Nó có nghĩa là việc tái cơ cấu rộng khắp đang diễn ra như đề cập ở phần trước sẽ đạt được thông qua việc sử dụng nguồn mở, điều này đưa chúng ta đến nguyên lý thứ ba.
 
3. Sẽ không có doanh nghiệp Netflix
Netflix là một công ty tuyệt vời. Với cách thức hạ bệ nhanh gọn hãng cho thuê video tên tuổi Blockbuster thì Netflix xứng đáng được trao danh hiệu "Netflix hóa" hơn là Uber.
 
Netflix cũng không ngủ quên trên vinh quang. Ngay sau khi leo lên đứng đầu trong lĩnh vực cho thuê video, Netflix đã chuyển sang dịch vụ phát video trực tiếp qua mạng (streaming), gần như làm đảo lộn cả hệ sinh thái studio/nhà mạng hiện có.
 
Về cốt lõi, Netflix là một công ty công nghệ, và là công ty công nghệ xuất sắc. Ngay từ đầu trên con đường streaming, Netflix đã xác định việc vận hành các trung tâm dữ liệu không phải là sở trường của mình; hơn nữa, do mức độ tăng trưởng không chắc chắn và các nhóm người xem thất thường, việc cố quản lý cơ sở hạ tầng sẽ rất phức tạp.
 
Vì vậy, Netflix chuyển sang dùng Amazon Web Services (AWS) làm nền tảng cho các dịch vụ streaming được sử dụng rộng rãi của mình (tài khoản sử dụng dịch vụ streaming của Netflix chiếm đến 37% toàn bộ lưu lượng truy cập Internet buổi tối ở Bắc Mỹ).
 
Thay vì quản lý cơ sở hạ tầng, Netflix tập trung xây dựng năng lực cung cấp dịch vụ streaming. Và Netflix đã xây dựng được nền tảng có khả năng hơn thế, có chức năng hỗ trợ thích hợp cho việc triển khai và giám sát lượng tài nguyên AWS đồ sộ. Nó có chức năng điều phối cho phép các thành phần ứng dụng liên tục tham gia và rời khỏi hệ thống.
 
Nói cách khác, Netflix đã thiết kế một môi trường phần mềm cực kỳ tinh vi phù hợp cho nhu cầu của mình, và đầu tư rất nhiều để thực hiện nó, tất cả bằng mã nguồn mở, phần nhiều trong số do công ty tự phát triển và sau đó phổ biến các công cụ cho mọi người sử dụng.
 
Netflix thường được xem như tấm gương điển hình để noi theo. Rất nhiều doanh nghiệp CNTT muốn tìm cách để hoạt động như Netflix.
 
Tuy nhiên, Netflix là trường hợp đặc biệt có năng lực vượt xa các doanh nghiệp CNTT trung bình hoặc thậm chí hàng đầu. Netflix tập trung vào năng lực CNTT của mình như là át chủ bài và đầu tư không hạn chế, có thuận lợi nhờ các cơ chế hoạt động giống như phần mềm của mình. Công ty còn thu hút được tài năng tốt nhất trong ngành, mồi nhử là những thách thức làm việc trên công nghệ Netflix, cùng với những nguyên tắc quản lý nhân sự độc đáo.
 
Và Netflix trả lương tốt, thưởng cổ phiếu rất có giá.
 
Doanh nghiệp CNTT thường không có được những thứ trên. Mặc dù có động cơ rất tốt, nhưng các doanh nghiệp CNTT trung bình không có tiền để thu hút tài năng chất lượng cao. Họ dường như không có khả năng thiết kế môi trường ứng dụng riêng của mình. Ngay cả việc cố gắng tận dụng các công cụ Netflix cũng dường như vượt quá khả năng của họ, bởi vì các công cụ này đòi hỏi tài năng hàng đầu để tinh chỉnh cho môi trường đặc thù của một công ty.
 
Do đó, hô hào doanh nghiệp CNTT trở thành "như Netflix" giống như thúc giục người ta chạy như Usain Bolt. Điều đó là không thể. Bắt chước Netflix chắc chắn không phải là giải pháp giúp các doanh nghiệp CNTT đương đầu với tương lai. Điều này dẫn tới nguyên lý thứ tư.
 
4. Đưa doanh nghiệp trở thành công ty phần mềm dựa trên nguồn mở: thách thức và cả cơ hội
Sứ mệnh của các bộ phận CNTT trong doanh nghiệp hiện nay là nhanh chóng chuyển từ việc tự động hóa quy trình nội bộ để sang tạo ra các dịch vụ kinh doanh mới để giúp công ty của mình duy trì tính cạnh tranh. Ngay cả các hãng công nghệ tên tuổi cũng dường như không có khả năng giúp được gì trong việc, vì chính họ cũng đang phải vật lộn với việc đổi mới và nguồn mở. Trong khi đó, khó có thể bắt chước các tổ chức sử dụng nguồn mở tốt như Netflix. Vậy giải pháp ra sao?
 
Thứ nhất, chắc chắn rằng các dịch vụ nguồn mở mới sẽ xuất hiện kết hợp các thành phần quan trọng thành các giải pháp cấu hình sẵn để có thể triển khai, nhờ đó giảm yêu cầu về năng lực để sử dụng chúng. Không phải tất cả các cộng đồng nguồn mở đều là tốt việc này, nhưng áp lực và cơ hội để nguồn mở được dùng nhiều hơn sẽ khuyến khích việc tạo ra các dịch vụ.
 
Thứ hai, người ta kỳ vọng sẽ xuất hiện một thế hệ công ty công nghệ mới hỗ trợ cho doanh nghiệp với những dự án nguồn mở sáng tạo. Các công ty này có khả năng kết hợp tư vấn và đào tạo, và nhiều công ty còn cung cấp dịch vụ quản lý để giảm gánh nặng vận hành cho người dùng.
 
Thứ ba, có thể sẽ xuất hiện các tổ chức cung cấp các mô hình ứng dụng và kiến trúc tham khảo tốt nhất, với sự tham gia của cả các nhà cung cấp giải pháp và người dùng cuối. Cả hai có cùng mối quan tâm trong việc làm cho nguồn mở được dùng nhiều hơn, và việc hợp tác có thể đảm bảo cả nhà cung cấp và người sử dụng đều được lợi.
 
Có thể hình dung tình trạng hết sức lộn xộn trong giới công nghệ khi các công ty đương thời cố gắng “tân trang” để đáp ứng những yêu cầu mới của khách hàng doanh nghiệp. Có một lớp công ty mới tung ra "sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường" trong bối cảnh ngành nghề thay đổi nhanh chóng. Các công ty cũ và mới sẽ “xung trận” giành giật khách hàng vì ai "sở hữu khách hàng" thì người đó có tất cả.
 
Thời kỳ “chọn lọc tự nhiên” này kéo dài khi những công ty mới tham gia hệ sinh thái chống lại các công ty hiện hữu trong cuộc chiến giành nguồn tài nguyên quan trọng: ngân sách của khách hàng.
 
Tương tự, các bộ phận CNTT trong doanh nghiệp cũng sẽ trải qua tình trạng xáo trộn kéo dài khi cố gắng phát triển các kỹ năng để phù hợp với vai trò mới là xưởng công nghệ của công ty. Xung đột về mặt tổ chức ẩn chứa trong mô hình CNTT “bi-modal” (vừa ổn định vừa linh hoạt) của Gartner sẽ diễn ra dữ dội. Việc đổi mới công nghệ nhanh chóng mà chúng ta sẽ chứng kiến trong thập kỷ tiếp theo sẽ làm cho quá trình này càng thêm khó khăn, trong môi trường năng động như vậy, việc xác định chính xác cách thức thực hiện một kế hoạch nào đó là cả vấn đề.
 
Thực hiện sự thay đổi lớn lao như vậy sẽ mất nhiều công sức và thời gian. Không đơn giản khi phải đi trên đồi cát liên tục thay đổi do cơn gió của sự đổi mới và đột phá thổi qua ngành CNTT. Nhưng ở phía bên kia của đồi cát hỗn loạn là một mô hình tổ chức mới vận hành bởi phần mềm nguồn mở và cung cấp giá trị thông qua công nghệ kỹ thuật số.

(TAKO tổng hợp)

0888342020

Công ty TNHH Điện tử công nghệ Tường An - TAKO * Giấy CNĐKDN: 0101910340 cấp ngày 25/06/2010 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP. HN cấp * Người đại diện: Nguyen Hanh

Địa chỉ: Số 3 lô 1C khu đô thị Trung Yên (ngõ 58 Trung Kính rẽ phải), Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.* Chi Nhánh: 172/10 Đặng Văn Ngữ, P.13, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh * Điện thoại: (024) 37 833 833