802.11ac Thế hệ Wifi của tương lai
(Cập nhật: 11/11/2015)
Trong khoảng một năm trở lại đây chúng ta được nghe nhắc nhiều đến chuẩn Wi-Fi 802.11ac, hay còn gọi là Wi-Fi thế hệ thứ năm. Nó là chuẩn mạng không dây đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên các router, máy tính và tất nhiên là cả các thiết bị di động như smartphone. So với Wi-Fi 802.11n đang được dùng phổ biến hiện nay, chuẩn 802.11ac mang lại tốc độ nhanh hơn. Hãy cùng tìm hiểu thêm về 802.11ac nhé
Những đặc điểm nổi bật của 802.11ac?
1. Băng thông kênh truyền rộng hơn: Băng thông rộng hơn giúp việc truyền dữ liệu giữa hai thiết bị được nhanh hơn. Trên băng tần 5GHz, Wi-Fi 802.11ac hỗ trợ các kênh với độ rộng băng thông 20MHz, 40MHz, 80MHz và tùy chọn 160MHz. Trong khi đó, 802.11n chỉ hỗ trợ kênh 20MHz và 40MHz mà thôi.
2. Nhiều luồng dữ liệu hơn: Spatial stream là một luồng dữ liệu được truyền đi bằng công nghệ đa ăng-ten MIMO. Nó cho phép một thiết bị có thể phát đi cùng lúc nhiều tín hiệu bằng cách sử dụng nhiều hơn 1 ăng-ten. 802.11n có thể đảm đương tối đa 4 spatial stream, còn với Wi-Fi 802.11ac thì con số này được đẩy lên đến 8 luồng. Tương ứng với đó sẽ là 8 ăng-ten, còn gắn trong hay ngoài thì tùy nhà sản xuất nhưng thường họ sẽ chọn giải pháp gắn trong để đảm bảo tính thẩm mỹ.
3. Hỗ trợ Multi user-MIMO: Ở Wi-Fi 802.11n, một thiết bị có thể truyền nhiều spatial stream nhưng chỉ nhắm đến 1 địa chỉ duy nhất. Điều này có nghĩa là chỉ một thiết bị (hoặc một người dùng) có thể nhận dữ liệu ở một thời điểm. Người ta gọi đây là single-user MIMO (SU-MIMO). Còn với chuẩn 802.11ac, một kĩ thuật mới được bổ sung vào với tên gọi multi-user MIMO. Nó cho phép một access point sử dụng nhiều ăng-ten để truyền tín hiệu đến nhiều thiết bị (hoặc nhiều người dùng) cùng lúc và trên cùng một băng tần. Các thiết bị nhận sẽ không phải chờ đợi đến lượt mình như SU-MIMO, từ đó độ trễ sẽ được giảm xuống đáng kể.
4. Beamforimg: Wi-Fi là một mạng đa hướng, tức tín hiệu từ router phát ra sẽ tỏa ra khắp mọi hướng. Tuy nhiên, các thiết bị 802.11ac có thể sử dụng một công nghệ dùng để định hướng tín hiệu truyền nhận gọi là beamforming (dịch ra thì chữ này có nghĩa là "tạo ra một chùm tín hiệu"). Router sẽ có khả năng xác định vị trí của thiết bị nhận, ví dụ như laptop, smartphone, tablet, để rồi tập trung đẩy năng lượng tín hiệu lên mức mạnh hơn hướng về phía thiết bị đó. Mục đích của beamforming đó là giảm nhiễu.
5. Tầm phủ sóng rộng hơn
Biểu đồ bên dưới do Netgear cung cấp, theo đó chúng ta có thể thấy rằng với cùng 3 ăng-ten, router dùng chuẩn 802.11ac sẽ cho tầm phủ sóng rộng đến 90 mét, trong khi router xài mạng 802.11n có tầm phủ sóng chỉ khoảng 80 mét là tối đa. Tốc độ của mạng 802.11ac ở từng mức khoảng cách cũng nhanh hơn 802.11n, biểu thị bằng vùng màu xanh dương luôn nằm cao hơn vùng màu xanh lá. Với những nhà, văn phòng rộng, chúng ta có thể giảm số lượng repeater cần dùng để khuếch đại và lặp tín hiệu, tiết kiệm được kha khá chi phí.
(TAKO tổng hợp)
Hướng dẫn chọn loa theo nhu cầu sử dụng
Việc lựa chọn một sản phẩm loa để đáp ứng nhu cầu giải trí cá nhân đôi khi là một vấn đề làm đau đầu khách hàng. Thị trường loa tràn ngập các mẫu loa, kiểu dáng, chủng loại và thương hiệu khác nhau tạo cho khách hàng nhiều lựa chọn, nhưng cũng chính vì thế khách hàng cảm thấy hoang mang với chính lựa chọn của bản thân mình. TAKO sẽ giúp bạn phân biệt một số dòng loa tiêu biểu và các lựa chọn sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân
Sao lưu dữ liệu Gmail như thế nào?
Đã từ rất lâu rồi, dịch vụ email của Google - Gmail trở nên vô cùng quen thuộc và gần gũi với người dùng cá nhân, doanh nghiệp. Chỉ cần 1 tài khoản của Google là bạn đã có thể sử dụng được tất cả các dịch vụ đi kèm như YouTube, Gmail, Google Plus... Vậy nếu muốn sao lưu các email trong tài khoản Gmail thì làm thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn thao tác để sao lưu, backup Gmail trên máy tính.
Giới thiệu tai nghe chuyên game TAKO Robot GT-01
tai nghe chuyên game TAKO Robot GT-01
Trên tay tai nghe gamer TAKO Robot GT-10
Tai nghe gamer TAKO Robot GT-10