Quang cao chinh 20 bàn phím gaming
Quảng cáo chính 2 bàn phím chuột
Quảng cáo chính 13 tai nghe
Quảng cáo chính 4 cáp mạng
Quảng cáo chính 1 sản phẩm

Giảm đau

Âm nhạc có khả năng giảm đau mà không cần dùng thuốc. Các nhà nghiên cứu của Đại học Brunel (Anh quốc) đã nghiên cứu qua 72 lần thử nghiệm khác nhau, trên khoảng 7.000 bệnh nhân. Họ đều là những bệnh nhân bị đau dữ dội sau phẫu thuật. Một nửa bệnh nhân được nghe âm nhạc sau phẫu thuật, một nửa khác thì không. Điều mà cả bác sĩ và các nhà nghiên cứu ngạc nhiên, những người được nghe âm nhạc đã cảm thấy dịu nhẹ cơn đau. Những người này dường như đã không cần đến thuốc giảm đau. Trong khi đó, với nhóm bệnh nhân còn lại, việc sử dụng thuốc giảm đau là điều gần như bắt buộc.

Người ta cho rằng, các giai điệu của âm nhạc có một sự đồng điệu với nhịp sinh học. Nó tạo ra một đường dẫn trực tiếp tới vùng dưới đồi, nơi sản xuất ra các chất chống đau nội sinh, các endophin. Các chất chống đau này có tác dụng giảm đau như thuốc vậy, mạnh mẽ, kéo dài, nhấn chìm cơn đau trong những bản nhạc du dương…

 

Chống lo âu

Dường như âm nhạc còn là liệu pháp chống lo âu tiềm năng. Âm nhạc là một sợi dây vô hình vô cùng chắc chắn liên kết trực tiếp với não bộ, đi thẳng tới vùng tiết ra dopamin, kích thích vùng này và làm lượng dopamin được tiết ra ào ạt vào trong máu.

Năm 2014, các nhà khoa học Thụy Điển đã nghiên cứu liệu pháp âm nhạc trên những bệnh nhân bị chứng xơ cơ, một chứng bệnh gây đau và lo âu rất nhiều cho bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, không những bệnh nhân được giảm đau mà âm nhạc làm cho họ vui vẻ, phấn chấn, bớt lo âu, bớt buồn phiền, họ cảm thấy được bình ổn, thư thái. Như vậy, rõ ràng âm nhạc đang có tác dụng điều phối lại hoạt động chức năng của não bộ.

Giải tỏa căng thẳng

Một hiện tượng xã hội khá tự nhiên là khi có một ai đó cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, họ có thể tìm nghe những bản nhạc họ thích. Nó làm cho họ cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái và yêu đời hơn. Một số tin rằng đó là do họ yêu âm nhạc, một số cho rằng họ liên quan tới âm nhạc nên mới hứng thú như vậy. Nhưng kết quả nghiên cứu dưới đây đã cho ta một điều thú vị:

Một nhóm trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi đã được đưa vào diện nghiên cứu, cho tiếp xúc với âm nhạc và khá ngạc nhiên, chúng từ đứa trẻ bướng bỉnh, ngọ ngoạy, quấy khóc đã trở nên ngoan ngoãn, bình thản, nằm im lắng nghe. Âm nhạc tựa như chiếc đũa thần làm thay đổi sắc thái chúng hơn cả những lời dỗ dành cưng nựng.

 

Năm 2013, các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Phố Great Ormond (Anh quốc) đã chỉ ra, âm nhạc làm giảm thấp nồng độ cortisol trong máu sau khi cho nhóm trẻ em nghịch ngợm nghe âm nhạc. Cortisol là một chất chỉ thị quan trọng chứng minh tình trạng căng thẳng và cáu bực của đứa trẻ. Với bằng chứng này, người ta đã khẳng định, âm nhạc là yếu tố không dùng thuốc làm giảm căng thẳng tiềm năng cho não bộ.

Giảm nhịp tim

Tim mạch tưởng chừng như không biết lắng nghe nhưng do có sự kết nối thần kinh với tim mạch nên hiệu ứng âm nhạc cũng tỏa lan đến cơ quan này. Không biết đó có phải là cơ chế hay không nhưng khoa học đã tìm thấy điều này: Nếu như cho nghe một bản nhạc du dương, dịu dàng, nền nã thì âm nhạc có khả năng làm giảm nhịp tim, giảm huyết áp và giảm thân nhiệt của con người.

Các nhà khoa học của Thụy Điển đã tìm ra điều này khi họ cho một nhóm bệnh nhân bị mắc nhịp tim nhanh thử tiếp xúc với âm nhạc mà không cần dùng thuốc. Kết quả là đã không cần dùng tới thuốc điều trị. Chỉ bằng một bản nhạc hòa âm dịu dàng, những rắc rối của hệ tim mạch đã được bình ổn tới mức 'đáng ngạc nhiên'…

Củng cố trí nhớ

Âm nhạc có khả năng giúp não bộ mã hóa thông tin tốt hơn hoặc cũng có thể não bộ giúp khơi gợi trí nhớ tốt hơn trong quá trình ghi nhớ. Lý giải điều này như sau: âm nhạc làm đồng bộ hóa 2 bán cầu, nó làm cho não bộ trở nên vui vẻ, phấn chấn, hưng phấn, sẵn sàng tiếp nhận thông tin mới một cách dễ dàng. Cũng có thể nó làm tăng tiết dopamin, một chất trung gian dẫn truyền thần kinh có ý nghĩa với quá trình ghi nhớ. Nếu như lý thuyết này đúng thì chắc hẳn âm nhạc sẽ có tác dụng hồi phục với bệnh Alzheimer - một căn bệnh mất trí nhớ điển hình.

Năm 2014, người ta đã thử nghiệm điều này bằng cách tuyển 89 người bệnh Alzheimer vào nhóm thử nghiệm. Họ được chia thành 3 nhóm: nhóm nghe nhạc, nhóm nghe hát và nhóm không nghe nhạc, không nghe hát. Sau đó, họ kiểm tra khả năng ghi nhớ của từng nhóm thông qua việc đánh giá sự tái hiện lại đồ vật hoặc hình ảnh. Kết quả là nhóm nghe nhạc hoặc nhóm nghe hát có sự cải thiện rõ rệt về trí nhớ. Những bệnh nhân đã có khả năng trí nhớ tốt hơn.

Với kết quả này, người ta cho rằng, nghe nhạc thường xuyên có thể có tác động đến trí nhớ dài hạn, làm cho trí nhớ trở nên khắc sâu, khó phai mờ và sẵn sàng khơi gợi một cách chính xác và nhanh chóng.

Chống co giật

Tổn thương khuyết thiếu thần kinh và gây ra co giật là một cặp nguyên nhân - kết quả khó tách rời. Những tưởng chỉ có thuốc an thần, thuốc chống động kinh mới có tác dụng chống co giật tốt, nhưng âm nhạc, thật kỳ lạ, cũng có khả năng này.

Người ta đã thử kiểm định điều này trên những bệnh nhân động kinh, nhóm bệnh có khả năng gây ra co giật điển hình. Kết quả là não bộ của những người bị bệnh động kinh có biểu hiện đồng bộ hóa tốt hơn so với não của người bình thường. Điều đó có nghĩa là âm nhạc có khả năng đồng bộ hóa nhịp sóng điện não giữa 2 bán cầu và tránh hiện tượng một ổ phóng điện nào đó phát xung quá mạnh và gây ra động kinh cấp diễn.

(Tường an TAKO sưu tầm)

0888342020

Công ty TNHH Điện tử công nghệ Tường An - TAKO * Giấy CNĐKDN: 0101910340 cấp ngày 25/06/2010 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP. HN cấp * Người đại diện: Nguyen Hanh

Địa chỉ: Số 3 lô 1C khu đô thị Trung Yên (ngõ 58 Trung Kính rẽ phải), Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.* Chi Nhánh: 172/10 Đặng Văn Ngữ, P.13, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh * Điện thoại: (024) 37 833 833