Quang cao chinh 20 bàn phím gaming
Quảng cáo chính 2 bàn phím chuột
Quảng cáo chính 13 tai nghe
Quảng cáo chính 4 cáp mạng
Quảng cáo chính 1 sản phẩm
 

AMD đang trải qua thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử của hãng, khi chịu lỗ 1,6 tỷ USD từ đầu năm tới nay. Một câu hỏi thường trực được đặt ra là: làm thế nào để cạnh tranh với Intel trong lĩnh vực chế tạo chip mà không phải tốn chi phí khổng lổ cho các nhà máy sản xuất. 

AMD đang thực hiện chiến dịch mới nhằm tiết kiệm chi phí đồng thời duy trì hoạt động của nhà máy sản xuất, hãng sẽ thuê ngoài từ các nhà sản xuất khác. Hai cơ sở sản xuất chính của họ hiện đặt tại Dresden, Đức, ngoài ra còn hai nhà máy thử nghiệm và lắp ráp lớn ở Malaysia và Singapore, một nhà máy nhỏ hơn ở Trung Quốc. 
 
  
Bán đi các nhà máy này sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho AMD do chi phí vận hành nhà máy (khoảng 1,6 tỉ USD) sẽ được cắt giảm. Tuy vậy AMD sẽ không còn sở hữu nhà máy của chính họ nữa, mà phải thuê những xưởng sản xuất như Chartered, TSM, United Microelectronics hay thậm chí là IBM để chế tạo chip. Một số công ty như Nvidia, Broadcom hay Qualcomm cũng đã từng thành công với kiểu kinh doanh này. Nhưng nếu đi theo con đường đó thì AMD sẽ đi ngược lại với câu châm ngôn của người sáng lập công ty Jerry Sanders: “một công ty thực sự phải có nhà máy của riêng mình”

Nếu muốn cạnh tranh với Intel, mỗi 2 năm AMD sẽ phải tiêu tốn hàng tỉ USD cho việc nâng cấp thiết bị, máy móc cho nhà máy.
Nhượng lại nhà máy cho các xưởng sản xuất như Chartered có thể giải quyết vấn đề tài chính nhưng AMD sẽ mất quyền kiểm soát trong quá trình sản xuất, một khâu quan trọng mang lại lợi thế về chất lượng sản phẩm cho họ trong nhiều năm qua.

Nếu không còn sở hữu nhà máy, thỏa thuận về giấy phép giữa AMD và Intel (được đưa ra vào thập niên 80 và lần sửa đổi gần đây nhất là vào năm 2001, hết hiệu lực vào cuối 2009) có thể bị ảnh hưởng. Việc này sẽ gây cản trở cho việc bán nhà máy của AMD, và kể cả trong trường hợp bán nhà máy thì AMD vẫn phải nắm ít nhất 50% quyền sở hữu.


Một bộ khuôn chip trong quá trình chế tạo vi xử lý

Như vậy còn một giải pháp thứ ba cho AMD ngoài việc duy trì các nhà máy hoặc bán đi hoàn toàn. Luke đề xuất việc tách AMD làm 2 công ty, một công ty chuyên về thiết kế và một để sản xuất. Tách việc sản xuất ra riêng biệt sẽ làm cho công ty có thể cạnh tranh được với Intel mà không tốn quá nhiều chi phí, và việc sản xuất có thể được rót vốn từ các đối tác, như Chartered. 
 
Một sự lựa chọn khác có lợi cho cả đôi bên: AMD nên bán các nhà máy và toàn bộ máy móc ra ngoài, rồi thuê lại chúng. Hành động này sẽ giúp AMD nắm giữ hoàn toàn quyền kiểm soát nhà máy và quá trình sản xuất, mà lại giảm chi phí vận hành. Công ty sẽ chỉ phải trả tiền thuê nhà máy và thiết bị cho chủ sở hữu. 

Vậy, ai sẽ là người chủ sở hữu? Đối tượng thích hợp là các quỹ lớn như Mubadala Development, một quỹ của Abu Dhabi, đã góp vốn 622 triệu USD cho AMD tháng 11 năm ngoái. Khi đó, quỹ này đã mua 49 triệu cổ phiếu với giá 12,7USD một cổ phiếu, tương đương 8% cổ phần.

Thoả thuận dạng này sẽ phải có sự phê chuẩn của chính quyền Đức, Liên minh Châu Âu và có thể là cả Hoa Kỳ. Nhưng liệu điều này có xứng đáng để vi phạm thỏa thuận về giấy phép với Intel không? Nếu bán nhà máy thì ngoài việc AMD mất quyền kiểm soát, Intel sẽ có quyền hủy thỏa thuận giữa hai bên. 

AMD rất có thể sẽ có một bước ngoặt lớn trong thời gian tới. Với chi phí sản xuất thấp, công ty sẽ có thể tập trung vào khâu thiết kế và bán hàng. AMD hứa hẹn sẽ cho ra đời một số loại chip mới, trong đó có Shanghai cho server và Puma cho laptop. 

(dantri.com.vn)

0888342020

Công ty TNHH Điện tử công nghệ Tường An - TAKO * Giấy CNĐKDN: 0101910340 cấp ngày 25/06/2010 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP. HN cấp * Người đại diện: Nguyen Hanh

Địa chỉ: Số 3 lô 1C khu đô thị Trung Yên (ngõ 58 Trung Kính rẽ phải), Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.* Chi Nhánh: 172/10 Đặng Văn Ngữ, P.13, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh * Điện thoại: (024) 37 833 833