Gia công xuất khẩu phần mềm: Hồi phục & phát triển
(Cập nhật: 8/4/2011)
“Dư chấn”của cuộc khủng hoảng 2008-2009 vẫn còn kéo dài trên toàn cầu, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) gia công xuất khẩu phần mềm (PM) tại Việt Nam nhìn nhận, năm 2010 vẫn có những thành công nhất định và dự báo 2011 là giai đoạn tăng tốc.
2010 - Tồn tại nhờ thực lực
Theo
ông Ngô Đức Chí, Tổng giám đốc công ty Global Cybersoft (GCS), năm 2010
được xem là năm kinh doanh thành công của GCS về khách hàng/thị trường
và doanh thu. Sau đợt suy giảm 2008-2009, thị trường Nhật của GCS đã
phục hồi với một số khách hàng tên tuổi và nhiều dự án mới. Thị trường
khu vực Bắc Mỹ khởi sắc với một số khách hàng lớn trong lĩnh vực viễn
thông, các dự án phát triển cả quy mô lẫn giá trị. Đặc biệt, thị trường
Việt Nam với mảng dịch vụ giải pháp quản trị DN ERP/SAP phát triển mạnh
so với giai đoạn tiền khủng hoảng. Gần đây là dự án SAP do GCS tham gia
triển khai cho tòa nhà Bitexco, một trong những tòa nhà cao và hiện đại
nhất Việt Nam vừa được đưa vào hoạt động.
Cũng theo ông Chí, sự
thành công năm 2010 của GCS gắn với sự nỗ lực vượt qua khó khăn bên cạnh
yếu tố thị trường toàn cầu phục hồi và nhu cầu thị trường Việt Nam đang
tăng lên.GCS đã nhìn nhận và định hình lại sản phẩm, dịch vụ và chiến
lược để phù hợp với tình hình mới. Cụ thể là chiến lược phát triển dịch
vụ giải pháp tích hợp trọn gói (Total IT Solutions) cho các DN tại thị
trường trong nước, bên cạnh nỗ lực đáp ứng cao nhất cho khách hàng gia
công truyền thống. Ngay thời điểm khó khăn, GCS đã xây dựng được một lực
lượng chuyên gia chuyên sâu cho nhiều lĩnh vực, có thể đáp ứng các yêu
cầu khắt khe của các dự án trong và ngoài nước.
Ông Michael
Hacklett, Phó giám đốc Công ty LogiGear, cho biết: DN sản xuất PM thường
chú trọng đến mảng gia công kiểm thử PM do chi phí kiểm thử (testing
cost) thường chiếm 30% tổng chi phí của một PM. LogiGear trong năm 2010
vẫn tăng trưởng và mở rộng khả quan. Hiện LogiGear đang tuyển dụng thêm
nhân sự vì các mảng kinh doanh tại thị trường Mỹ và châu Âu được dự báo
đang hồi phục và tăng trưởng.
Ông Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch Hội
đồng tư vấn Công ty TMA nhận xét: Phần lớn những DN tồn tại được sau
biến động năm 2008-2009 là những DN có thực lực và chiến lược phù hợp,
khi thị trường thuận lợi thì họ có điều kiện phát triển mạnh.
|
2011: “Sân ngoài” phục hồi chậm - “Sân nhà” rộng mở
Ông
Ngô Đức Chí dự báo: “Nếu không có những biến động lớn ngoài dự kiến,
năm 2011 sẽ là năm triển vọng cho ngành công nghiệp PM Việt Nam, dù chưa
phải là năm sẽ có những thành tựu mang tính đột biến. Nhiều triển vọng
nhất là sự phục hồi của khách hàng Nhật. Khách hàng chính của Việt Nam
sẽ vẫn tập trung ở Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật”. Tuy nhiên, ông Lệ nhận định
thị trường châu Âu và Nhật sẽ phục hồi chậm hơn các thị trường khác.
Trong khi đó, thị trường Úc, châu Á rất cần được các DN quan tâm để duy
trì tốc độ tăng trưởng. LogiGear xác định sẽ tập trung vào phát triển
sản phẩm cho thị trường Mỹ vì nền kinh tế đang hồi phục.
Trong
tình hình phục hồi không quá mạnh mẽ và không đồng đều của các “sân
ngoài”, DN ngành gia công xuất khẩu PM Việt Nam đã có kinh nghiệm tích
lũy và thực lực sẽ tiếp tục theo đuổi xu hướng đã hình thành từ năm
2010: Chủ động khai thác “sân nhà”. Điều này càng thuận lợi khi DN ứng
dụng trong nước ngày càng phát triển, có tiềm năng và chiến lược kinh
doanh rõ rệt nên quan tâm hơn đến việc đầu tư hệ thống quản lý kinh
doanh sản xuất, hỗ trợ tăng năng lực cạnh tranh.
GCS tiếp tục
đưa ra thị trường nội địa các gói Total IT Solutions, tự động hóa, phục
vụ quản lý tổng thể đến cấp kiểm điều phối sản xuất và kiểm soát mức đơn
vị. TMA cũng đã tham gia “sân nhà” từ năm 2009 với các giải pháp về PM
di động cho DN. Đến nay, Trung tâm Giải pháp Di động TMA đã có 10 sản
phẩm đang được triển khai trong và ngoài nước, tham gia cung cấp các
giải pháp cho DN ứng dụng 3G vào hoạt động kinh doanh. TMA cũng đã thành
lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển CNTT (IRDC) tại Công viên PM
Quang Trung, thúc đẩy hợp tác giữa DN, nhà khoa học, trường đại học,
Việt kiều… Mục tiêu của IRDC là tạo ra các sản phẩm CNTT “Made in
Vietnam” trong nhiều lĩnh vực (PM, viễn thông, di động, chăm sóc sức
khỏe, công nghệ xanh...)
|
Thiếu nhân lực chất lượng cao
Trong
năm 2011, một số DN muốn tăng quy mô lo ngại việc tìm kiếm lao động
trình độ cao. Theo ông Michael Hacklett, nhiều báo cáo cho biết thị
trường lao động Việt Nam đang thiếu hụt nhân công và nhân sự có chất
lượng tốt đang khan hiếm. Do vậy, trong năm 2011 LogiGear sẽ tập trung
tìm kiếm và tuyển dụng nhân viên có chuyên môn cao, kỹ năng tốt. Đồng
thời, LogiGear cũng có kế hoạch đào tạo nhân viên kỹ năng tiếng Anh,
tăng tính chuyên nghiệp trong giao tiếp thương mại, giao tiếp đa văn hóa
và quan hệ khách hàng.
Ông Ash Bhardwaj, Chủ tịch Công ty
Infonam (tiền thân là công ty PM PSD) nhận định nguồn nhân lực tại Việt
Nam trẻ, có kỹ năng cơ bản của lập trình viên tốt Thái Lan, Malaysia. Dù
vậy những lập trình viên này thường phải được tái đào tạo trong vòng 6
tháng.
Theo ông Chí, tình trạng cạnh tranh và dịch chuyển nhân
lực chắc chắn sẽ tiếp tục xảy ra, chi phí lao động sẽ có sự điều chỉnh.
“Nhà nước cần chú trọng các chính sách thu hút chuyên gia nước ngoài,
Việt kiều tham gia phát triển và đào tạo nguồn lực. Các chính sách có
thể bao gồm ưu đãi thuế và đầu tư giáo dục đào tạo”, ông Chí đề nghị.
“Tăng trưởng mạnh”
Các
DN xuất khẩu hoặc thực hiện gia công PM cho nước ngoài (offshoring)
đang có xu hướng quay lại thị trường nội địa. Nhận định về thị phần PM
quản trị DN tại Việt Nam, ông Nguyễn Đăng Phong, Giám đốc Fujinet cho
biết:
|
Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành nghề khác, DN CNTT luôn phải tìm thêm những mảng kinh doanh mới. Đã đến lúc, các DN ứng dụng Việt Nam, ngoài việc phát triển quy mô, phải nghĩ đến việc hội nhập quốc tế và chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt. Do đó, nhu cầu quản trị DN cũng đã được nâng tầm, và đã bắt đầu xuất hiện thị trường cho những PM quản trị DN chất lượng quốc tế tại Việt Nam.
Do đó, cũng có thể nói đây là thời điểm phù hợp để đưa các giải pháp nước ngoài về thị trường trong nước. Những công ty chuyên thực hiện xuất khẩu, làm offshore dự án PM cho nước ngoài nhiều khi lại có ưu thế khi thực hiện “nhập khẩu” các PM vào thị trường nội địa, do đã có kinh nghiệm và hiểu biết nhiều năm về các giải pháp này. Cụ thể là Fujinet hiện đang gia công lõi giải pháp Super Cocktail (quản trị DN) cho công ty Uchida Yoko (Nhật). Cách quản trị DN cũng có nhiều trường phái như Âu-Mỹ, châu Á, Đông Á. Dựa trên những điểm tương đồng về cách suy nghĩ, văn hóa, con người và văn hóa DN, các DN Việt Nam sẽ dễ triển khai các giải pháp đã thành công tại các thị trường có mức độ tương đồng cao như khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Quá trình triển khai ứng dụng CNTT trong quản trị DN tại Việt Nam thực chất đang đi sau một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc đến 10 năm, nên khi nhập khẩu cũng có thể học hỏi thêm được những gì mà họ đã thực hiện.
Thị phần PM quản trị DN tại Việt Nam có thể chia làm 3 phân khúc. Một là những DN mới phát triển,thường sử dụng các giải pháp đơn giản do chính các công ty trong nước cung cấp. Hai là các tập đoàn lớn có nhu cầu ứng dụng các giải pháp quốc tế nổi tiếng. Ba là các DN đang lớn và sẽ lớn, họ cũng sẽ cần giải pháp quản trị hiệu quả theo chuẩn tiên tiến của nước ngoài mà không phải trả một mức giá quá cao. Phân khúc giữa có lẽ đang chiếm khoảng 50% tổng thị phần của thị trường giải pháp PM cho DN tại Việt Nam. Tuy nhiên, cả ba phân khúc này đều tăng trưởng mạnh hàng năm.
(Nhị Giang)
Biến Windows thành “vương quốc” của Google
Chắc hẳn rằng trong chúng ta không ai là không sử dụng công cụ tìm kiếm của Google và các dịch vụ của hãng. Nếu là người yêu thích Google và các dịch vụ của hãng, hãy trang trí và tạo cá tính cho Windows của bạn bằng những công cụ miễn phí dưới đây.
Cập nhật mọi ứng dụng để tránh virus
Một phương pháp để hạn chế các lỗi xảy ra khi sử dụng các phần mềm là cập nhật chúng một cách thường xuyên.
Vi phạm bản quyền trên Internet sẽ phải bồi thường?
Doanh nghiệp đăng tải, công bố, truyền bá, kinh doanh nội dung thông tin số trên mạng Internet sẽ phải trực tiếp bồi thường thiệt hại nếu vi phạm quyền tác giả.
Kinh nghiệm nâng cấp máy tính (Phần cuối)
Nâng cấp dễ dàng là một trong những lợi thế rất lớn của máy tính nhưng đây là một ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh chóng do đó các máy tính sẽ nhanh bị tụt hậu hơn bao giờ hết.