Quang cao chinh 20 bàn phím gaming
Quảng cáo chính 2 bàn phím chuột
Quảng cáo chính 13 tai nghe
Quảng cáo chính 4 cáp mạng
Quảng cáo chính 1 sản phẩm

 

EU cho rằng Intel đã áp dụng chiêu bài cạnh tranh thiếu lành mạnh như "giảm giá có điều kiện" cho các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) và hãng bán lẻ như Media Markt để họ hủy bỏ hoặc trì hoãn kế hoạch tung ra các dòng sản phẩm sử dụng chip của đối thủ, cụ thể là AMD.

"Intel khiến hàng triệu người dùng châu Âu phải chịu thiệt hại bởi những hành động có tính toán nhằm loại bỏ đối thủ ra khỏi thị trường chip trong nhiều năm qua", cao ủy Neelie Kroes thuộc Ủy ban châu Âu (EC) cho biết. Người tiêu dùng không có nhiều lựa chọn sản phẩm, do đó mức phạt lớn này "không có gì phải ngạc nhiên".

Tuy nhiên, Intel đã phản ứng gay gắt khi EC tảng lờ nhiều bằng chứng bác lại lập luận của họ như "không có bất cứ điều kiện ràng buộc nào trong tài liệu của các nhà sản xuất thiết bị gốc, hoặc giữa Intel và OEM".

Chủ tịch Intel Paul Otellini cho rằng hành động của họ "đơn giản chỉ là cạnh tranh" và họ có quyền thực hiện điều đó dựa trên nguyên tắc: "Số lượng mua vào càng lớn, bạn càng được giảm giá".

Còn bà Kroes nhấn mạnh cáo buộc không nhằm vào những chương trình hạ giá hợp pháp mà đề cập đến các chương trình 'cố tình hạ giá' để lũng đoạn thị trường. Intel tuyên bố sẽ kháng án đến cùng dù quá trình này có thể kéo dài vài năm.

Lịch sử đối đầu giữa AMD - Intel

1968: Intel được thành lập bởi Bob Noyce và Gordon Moore.

1969: Jerry Sanders và nhóm nhân viên cũ của Fairchild Semiconductor sáng lập ra AMD.

Đầu thập niên 80 (thế kỷ 20): IBM chọn sử dụng chip x86 của Intel và hệ điều hành phần mềm DOS của Microsoft. Để tránh quá phụ thuộc vào chip của Intel, IBM yêu cầu hãng này tìm cho mình một nhà cung cấp thứ hai.

1982: Intel và AMD ký thỏa thuận trao đổi công nghệ, biến AMD thành nhà cung cấp thứ hai. Hợp đồng này tạo cơ hội cho AMD tiếp cận công nghệ chip thế hệ hai 286 của Intel.

1984: Intel lập kế hoạch phát triển độc lập chip 386 thế hệ ba, mà AMD khẳng định đó chính là một phần trong kế hoạch bí mật của Intel nhằm độc quyền chip máy tính.

1987: AMD trình văn bản pháp lý tranh chấp chip 386.

1991: AMD khởi tố Intel thực hiện những hành động trái pháp luật trong việc duy trì độc quyền.

1992: Tòa án yêu cầu Intel bồi thường AMD 10 triệu USD cho mỗi mẫu sáng chế Intel sử dụng trong thiết bị xử lý 386.

1995: AMD tiếp tục cuộc tranh chấp với Intel về thoả thuận chia sẻ một phần trong thiết kế chip x86 - cấu trúc chip cơ bản trong máy tính cá nhân ngày nay.

1999: Giành được quyền tự phát triển chip x86, AMD tạo ra phiên bản mới của x86 - chip Athlon.

2000: AMD kiện lên Ủy ban châu Âu rằng Intel xâm phạm nghiêm trọng luật chống độc quyền khi lạm dụng những chương trình tiếp thị, giảm giá. AMD tiến hành cuộc chiến này nhằm tiếp cận tài liệu trong vụ kiện chống độc quyền mà Intel phải trả cho Intergraph 225 triệu USD cho chip Itanium.

2003: AMD tạo nên bước đột phá lớn khi giới thiệu phiên bản 64 bit của chip x86, chạy trên Windows, đánh bại Intel. Đây là lần đầu tiên hãng chip số một thế giới phải rượt đuổi sau AMD để phát triển công nghệ tương tự. AMD ra mắt dòng chip Operton cho hệ thống máy chủ siêu mạnh, dòng Athlon cho máy tính để bàn và xách tay.

2004: JFTC thanh tra văn phòng đại diện của Intel tại Nhật. Intel tỏ ra hợp tác nhưng không tán thành kết luận JFTC rằng họ đã cạnh tranh thiếu lành mạnh qua việc hạ giá thành cho 5 nhà sản xuất máy tính Nhật là Fujitsu, Hitachi, NEC, Sony và Toshiba nếu những hãng này đồng ý không mua hoặc hạn chế mua chip của AMD và Transmeta.

2005: AMD tiến hành cuộc chiến chống độc quyền với Intel tại tòa án bang Delaware.

2007: EC cảnh cáo Intel vì đã ngăn không cho đối thủ cạnh tranh chính của họ là Advanced Micro Devices tiếp cận với khách hàng.

(Vnexpress)

0888342020

Công ty TNHH Điện tử công nghệ Tường An - TAKO * Giấy CNĐKDN: 0101910340 cấp ngày 25/06/2010 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP. HN cấp * Người đại diện: Nguyen Hanh

Địa chỉ: Số 3 lô 1C khu đô thị Trung Yên (ngõ 58 Trung Kính rẽ phải), Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.* Chi Nhánh: 172/10 Đặng Văn Ngữ, P.13, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh * Điện thoại: (024) 37 833 833