Quang cao chinh 20
Quảng cáo chính 2
Quảng cáo chính 13
Quảng cáo chính 4
Quảng cáo chính 1

Để thực hiện vụ khủng bố đâm sập toà tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới tại Mỹ vào ngày 11/9/2001 khiến hàng nghìn người thiệt mạng chấn động thế giới, tên trùm khủng bố quốc tế Osma Binladen đã dùng phương thức giấu thông tin trong hình ảnh để liên lạc với đồng bọn, qua mặt Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và các cơ quan an ninh quốc tế. Nhưng cũng có những "phi vụ" của tên trùm khủng bố này đã bị phát hiện.

war.jpg

Một thời gian dài, nhiều phương pháp bảo mật thông tin đã được ứng dụng, trong đó phương pháp dùng mật mã phổ biến nhất. Theo cách này, thông tin cần bảo vệ được mã hóa thành các ký hiệu vô nghĩa, rồi đọc lại khi giải mã. Ngoài phương pháp bảo vệ thông tin bằng mã hoá, một phương pháp khác đang được nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước là phương pháp giấu thông tin.

Bản chất của kỹ thuật này là nhúng lượng thông tin số cần che giấu vào trong một đối tượng dữ liệu số khác (đối tượng vỏ). Yêu cầu chính của phương pháp này là phải đảm bảo tính ẩn, tính vô hình của thông tin giấu nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng của dữ liệu gốc. Đây là phương pháp bảo mật thông tin mới, phức tạp nhưng hiệu quả và tính khả thi cao, được xem là công nghệ bản lề để bảo mật thông tin, bảo vệ bản quyền, nhận thực thông tin, điều khiển truy cập.

Môi trường giấu thông tin là dữ liệu đa phương tiện (văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh), sản phẩm phần mềm và cơ sở dữ liệu quan hệ, trong đó dữ liệu đa phương tiện là môi trường chính. Giấu thông tin trong hình ảnh chiếm tỉ lệ lớn nhất, vì lượng thông tin được trao đổi bằng hình ảnh rất lớn. Nó đóng vai trò quan trọng đối với hầu hết các ứng dụng bảo vệ an toàn thông tin, như nhận thực thông tin, bảo vệ bản quyền tác giả, điều khiển truy cập, giấu thông tin mật.

war1.jpg
Giấu thông tin trong dữ liệu đa phương tiện là thành tựu khoa học mới của nhân loại - (Ảnh: M.I.C)

Theo phương thức này, thông tin được giấu cùng với dữ liệu ảnh nhưng chất lượng ảnh gần như không thay đổi nên rất khó biết là đằng sau bức ảnh đó mang những thông tin có ý nghĩa. Hiện nay, khi ảnh số đã sử dụng phổ biến thì giấu thông tin trong hình ảnh lại càng được ưu chuộng.

Ví dụ, các ngân hàng và dịch vụ tài chính ở những nước phát triển như Anh, Canada, Mỹ, Nhật áp dụng phương thức giấu thông tin trong hình ảnh để nhận diện khách hàng thông qua thẻ tín dụng.

Mỗi khách hàng có một chữ ký viết tay được số hoá và lưu trữ trong hồ sơ khách hàng. Trong thẻ tín dụng, chữ ký viết tay đó cũng được giấu trong ảnh của khách hàng trên thẻ. Khi sử dụng thẻ, khách hàng đưa thẻ vào hệ thống. Hệ thống có thiết bị đọc ảnh đặc biệt, sẽ tự động lấy ra chữ ký số đã nhúng trong ảnh. Chữ ký số lấy ra được so sánh với chữ ký số đã lưu trữ trong hồ sơ khách hàng xem có trùng hợp không. Từ đó, dễ dàng xác định thẻ bị giả mạo hay không.

Nhiệm vụ của các nhà khoa học và cơ quan bảo vệ pháp luật là phải xác định đối tượng giấu thông tin trên dữ liệu đa phương tiện tốt hay xấu để chủ động bảo vệ thông tin thân thiện và cảnh giác phát hiện, ngăn chặn thông tin xấu gây hại cho xã hội, nhất là thông tin xâm hại an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

(Tintuconline)

0888342020

Công ty TNHH Điện tử công nghệ Tường An - TAKO * Giấy CNĐKDN: 0101910340 cấp ngày 25/06/2010 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP. HN cấp * Người đại diện: Nguyen Hanh

Địa chỉ: Số 3 lô 1C khu đô thị Trung Yên (ngõ 58 Trung Kính rẽ phải), Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.* Chi Nhánh: 172/10 Đặng Văn Ngữ, P.13, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh * Điện thoại: (024) 37 833 833