Quang cao chinh 20 bàn phím gaming
Quảng cáo chính 2 bàn phím chuột
Quảng cáo chính 13 tai nghe
Quảng cáo chính 4 cáp mạng
Quảng cáo chính 1 sản phẩm
Máy tính thời kỳ hết bảo hành thường gặp rất nhiều vấn đề. Ảnh: H.T.

Mang máy tính đi sửa ở tiệm, anh Hoàng Trung ở quận 1, TP HCM, than thở khi kỹ thuật viên kiểm tra bảo rằng: mainboard, RAM, CPU máy này đều chết cả, phải thay tất. Trung đành vác máy về vì số tiền phải bỏ ra hơi "khủng" với anh: gần 2,5 triệu đồng, trong khi cỗ máy được mua cách đây một năm giá 4 triệu.

Chị Thu Trang, Thủ Đức, cũng mang máy tính đến một cơ sở mua bán và sửa chữa lớn nằm trên đường Võ Văn Ngân. Sau vài bước kiểm tra sơ bộ tại phòng "Không phận sự miễn vào", một kỹ thuật ra bảo với chị rằng: "Máy bị hỏng mainboard không sửa được phải thay". Anh này đưa ra cái giá là 500.000 đồng cho một mainboard khác, bảo hành trong một tháng. Trang đành lắc đầu rồi mang máy về. Sau đó, một anh bạn làm cùng công ty biết về tin học ghé nhà chơi nên chị nhờ xem hộ cái máy. Thử qua vài bước, anh này bảo chỉ bị cháy chip trên mainboard và mang về sửa luôn hộ, tốn chỉ 50.000 đồng.

Một thợ máy tính lâu năm ở quận 7 cho biết, nhiều cửa hàng bán PC khi sửa hàng cho khách thường dùng chiêu như trên để vừa có thể bán được linh kiện vừa vớ được phụ tùng về "tút" lại chút ít, sau đó lại tiếp tục đưa ra thị trường cũng bằng cách trên.

Nhiều người tiêu dùng không biết về phần cứng máy tính nên rất dễ trở thành nạn nhân của những tay thợ láu cá. Một kỹ thuật viên trong nghề này cho biết: "Tùy thuộc vào sự 'nhân từ' của người kiểm tra máy mà mức độ hỏng của máy sẽ như thế nào".

Nên lựa chọn cửa hàng có thể tận mắt chứng kiến thợ kiểm tra máy tính
Nên chọn cửa hàng có thể tận mắt chứng kiến thợ kiểm tra máy tính. Ảnh: H.T.

Anh Văn Hậu, thợ sửa máy tính tại nhà ở Thủ Đức, khẳng định PC rất hiếm khi hỏng đồng loạt các bộ phận chính như mainboard, RAM, CPU... Vì vậy, chủ máy nên cẩn thận khi nghe thợ "vẽ" ra đủ thứ hỏng hóc.

Bằng kinh nghiệm, anh Hậu cho biết, các cửa hàng kiểu này thường kiểm tra máy ở một phòng chỉ dành cho kỹ thuật viên và dĩ nhiên khách hàng sẽ không được vào.

Không chỉ thế, mánh khóe "luộc đồ" còn được áp dụng triệt để tạo thêm hỏng hóc. Thông thường, kho của những cửa hàng này luôn chuẩn bị sẵn đủ loại linh kiện cũ đã hỏng hoặc bị lỗi như CPU, RAM... Máy mang đến sửa, thợ chỉ cần vài bước là có thể đánh tráo các bộ phận quan trọng này bằng "hàng chết" nhưng có thông số giống hệt của khổ chủ. Sau đó là tiếp tục với thông báo quen thuộc "máy anh đã chết CPU, RAM cần phải thay". Cách đó có thể làm khách hàng phải thay linh kiện khác, hoặc nếu không chịu thay linh kiện thì chí ít thợ cũng thu được khoản lời đáng kể với mấy món đồ vừa "luộc".

"Tốt nhất bạn hãy chọn cửa hàng có thể tận mắt chứng kiến tất cả quá trình kiểm tra hỏng hóc máy của thợ. Những nơi có đầy đủ bảng giá sửa chữa cho từng linh kiện thường là nơi có uy tín. Các cửa hàng chuyên bán linh kiện tuy có khả năng sửa nhưng phần nhiều vì muốn lợi nhuận cao hơn nên họ làm mọi cách để có thể kiếm lời", anh Hậu khuyên.

(vnexpress.net)

0888342020

Công ty TNHH Điện tử công nghệ Tường An - TAKO * Giấy CNĐKDN: 0101910340 cấp ngày 25/06/2010 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP. HN cấp * Người đại diện: Nguyen Hanh

Địa chỉ: Số 3 lô 1C khu đô thị Trung Yên (ngõ 58 Trung Kính rẽ phải), Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.* Chi Nhánh: 172/10 Đặng Văn Ngữ, P.13, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh * Điện thoại: (024) 37 833 833