Quang cao chinh 20
Quảng cáo chính 2
Quảng cáo chính 13
Quảng cáo chính 4
Quảng cáo chính 1

"Đầu voi đuôi chuột"

Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội (Hanoi Portal) hình thành báo cáo tiền khả thi từ năm 2001. Ngày 10/10/2003, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ Khai trương Hà Nội Portal giai đoạn I. Đây là nơi cung cấp và giao tiếp thông tin giữa chính quyền TP với công dân; tổ chức, thông tin về các thủ tục hành chính từ các sở ban ngành TP Hà Nội... Ngoài ra, còn cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến. 

Trung tâm giao dịch CNTT Hà Nội trở thành toà nhà văn phòng cho thuê

Ông Lê Tự Thành, Phó GĐ Hanoi Portal cho biết, đến nay tổng số chi cho Hanoi Portal khoảng 8 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 60% kế hoạch và hy vọng kết thúc dự án vào cuối năm nay để chuyển sang giai đoạn mới. Hiện có gần 10 người làm việc cho Cổng và kinh phí vận hành Cổng khoảng 500 triệu đồng/năm.

Dù đã tiêu hàng tỷ đồng như vậy, nhưng Hanoi Portal vẫn bị chê vì thông tin nghèo nàn, chủ yếu là giới thiệu chung. Để "hâm nóng" Hanoi Portal, năm 2006, Chủ tịch UBND TP Hà Nội ban hành quy chế cung cấp thông tin, dịch vụ lên cổng giao tiếp điện tử Hà Nội; lập đường dây nóng của Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP qua Cổng.

Song tình hình không cải thiện hơn: Các sở, ban, ngành cung cấp thông tin cho Cổng vẫn thất thường. Còn đường dây nóng, ông Thành cho biết, ban đầu cũng có đông người dân gọi đến hỏi về các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính nhưng rồi việc trả lời chậm trễ khiến đường dây nóng "nguội" dần.

Dự án Phát triển CNTT &TT Hà Nội bắt đầu khởi động vào giữa năm 2006. Khi họp bàn về dự án, lãnh đạo TP đã đặt ra yêu cầu tránh lãng phí, đầu tư kém hiệu quả đối với dự án này. Đến nay khi Dự án chuyển sang thực hiện giai đoạn 2, triển khai đầu tư theo lộ trình kiến trúc đã được xác định (4 hợp phần) thì những kết quả mà Dự án làm được có thể nhìn thấy ngay là: mua sắm (trong đó có một chiếc ô tô hiệu Pajero), thuê chuyên gia tư vấn.

Nhưng dù sao, Dự án vẫn còn lộ trình thực hiện rõ ràng đến năm 2010. Có những dự án CNTT khởi động rất "hoành tráng" nhưng sau đó rơi vào im lặng. Trong số đó, phải kể đến dự án Trung tâm công nghệ phần mềm Hà Nội ở số 2 Chùa Bộc, do Công ty điện tử Hanel làm chủ đầu tư. Theo báo chí đưa tin về lễ khai trương ngày 10/10/2002, dự án có tổng số vốn 35 tỷ đồng và UBND TP Hà Nội hỗ trợ gần một nửa, tức hơn 12 tỷ đồng. Dự án có mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) về hạ tầng CNTT như địa điểm làm việc, đường truyền, đào tạo, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ khác. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm này đã chuyển thành công ty cổ phần, không còn hỗ trợ các DN như mục tiêu ban đầu nữa, chỉ tài trợ cho các tổ chức, cá nhân với mục đích phục vụ cộng đồng.

Một công trình khác, cũng nhằm hỗ trợ DN CNTT Hà Nội nhưng cuối cùng trở thành tòa nhà văn phòng cho thuê là Trung tâm Giao dịch CNTT Hà Nội ở đường Giảng Võ. Hai mục tiêu ban đầu của Trung tâm này là trở thành địa điểm cung cấp mặt bằng giá ưu đãi cho các DN CNTT mới lập và là trung tâm giao dịch ảo (được gọi là "chợ ảo") tạo điều kiện cho các DN thành phố giao dịch, mua bán trong nước và quốc tế qua mạng. Sau khi khánh thành tòa nhà vào năm 2005 thì dự án Trung tâm Giao dịch CNTT Hà Nội bị thanh tra, nên gói dự án đầu tư hạ tầng mạng để đưa trung tâm này thành "chợ ảo" như mục tiêu ban đầu không thực hiện được.

Đụng vào đâu cũng ra "vấn đề"

Trả lời câu hỏi: Tại sao những dự án CNTT Hà Nội đều vì mục tiêu phục vụ người dân, DN, được lãnh đạo TP ủng hộ lại có kết cục dang dở như vậy? Nhiều ý kiến trong cuộc nói đến các cuộc thanh tra; thiếu cơ chế định mức. Theo ông Thành, hầu hết các dự án CNTT của Hà Nội "đặt ra nhiều nhưng làm được ít. Tất cả những gì về CNTT do người chuyên về CNTT hình dung ra hơn là bài toán từ thực tế đặt ra". Chừng nào các đơn vị hành chính chưa sẵn sàng giao tiếp với dân qua mạng, chừng đó Hanoi Portal còn "nguội" dù phần mềm, hạ tầng kỹ thuật có tốt đến mấy.

Nguyên là Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XI, ông Mai Anh từng đi giám sát việc triển khai Đề án 112 ở Hà Nội. Ông nhận xét, ứng dụng CNTT trên địa bàn Thủ đô đem lại lợi ích cho người dân chưa mạnh; vốn chưa đủ mà cũng chưa dùng hết; sản phẩm đầu tư hết tầm như Hanoi Portal chưa đem lại hiệu quả sát sườn với mong muốn của nhân dân Thủ đô. Nguyên nhân chính là: "Bản thân các dự án liên quan đến tin học, chủ đầu tư chưa đưa được kết quả thuyết phục lãnh đạo TP, thỏa mãn kỳ vọng của người quản lý, DN không đưa ra được sản phẩm thân thiện với người dùng dẫn đến đầu tư không đồng bộ, manh mún", ông Mai Anh nói.

Trong các kỳ họp HĐND TP Hà Nội, hiếm khi các vấn đề ứng dụng CNTT được nhắc đến. Mỗi kỳ họp, người dân Thủ đô có hàng trăm kiến nghị cần giải quyết, từ lạm phát, đất đai, chính sách, trợ cấp… nhưng không có thắc mắc nào về việc tại sao câu hỏi của dân qua mạng không được trả lời hay đến bao giờ xin cấp phép xây dựng qua mạng.

Theo ông Anh, không phải tại người dân không quan tâm đến CNTT, không có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ứng dụng CNTT. Bởi vì CNTT là một lĩnh vực kỹ thuật đặc thù, hỗ trợ cải cách hành chính chứ không phải là cải cách hành chính. Cho nên, điều mà CNTT phải làm là thỏa mãn nhu cầu của người dùng, thay vì chờ người dùng có nhu cầu rồi mới thúc đẩy ứng dụng CNTT.

(quantrimang.com)

0888342020

Công ty TNHH Điện tử công nghệ Tường An - TAKO * Giấy CNĐKDN: 0101910340 cấp ngày 25/06/2010 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP. HN cấp * Người đại diện: Nguyen Hanh

Địa chỉ: Số 3 lô 1C khu đô thị Trung Yên (ngõ 58 Trung Kính rẽ phải), Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.* Chi Nhánh: 172/10 Đặng Văn Ngữ, P.13, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh * Điện thoại: (024) 37 833 833