Quang cao chinh 20
Quảng cáo chính 2
Quảng cáo chính 13
Quảng cáo chính 4
Quảng cáo chính 1
 

Sau phản ứng của dư luận về việc thu tiền bản quyền CD trắng được nêu trong dự thảo nghị định về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và lưu hành đĩa quang, ông Vũ Ngọc Hoan, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đơn vị soạn thảo dự thảo nghị định trên khẳng định đó là tiền đền bù bản quyền.

Ông có thể cho biết tại sao lại cần phải thu tiền bản quyền đối với đĩa quang trắng?

Thực ra, khoản thu này nếu gọi là “tiền bản quyền” sẽ dễ dẫn đến hiểu nhầm bởi nếu đúng theo nghĩa này số tiền còn lớn hơn rất nhiều. Đây thực ra chỉ là một khoản tiền để “đền bù” thiệt hại cho chủ sở hữu quyền tác giả và chủ sở hữu quyền liên quan như việc sử dụng các thiết bị sao chép (như máy Photocopy hoặc đầu ghi đĩa CD…) và các phương tiện lưu ghi. Nói chính xác hơn, cần phải gọi khoản tiền này là “tiền đền bù bản quyền” (trong tiếng Anh, khái niệm này là “Remuneration”.

Nhưng nhiều người phản ứng rằng đĩa quang trắng không chỉ được dùng để sao chép tác phẩm, mà còn được sử dụng với các mục đích khác, thưa ông?

itGatevn_HCM_2008082516_02.jpgTheo kết quả khảo sát thì một lượng lớn đĩa quang trắng được dùng cho việc sao chép tác phẩm của các chủ thể quyền khác, kể cả việc sao chép lậu. Hoạt động sản xuất, nhập khẩu và sử dụng đĩa quang trắng đã mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà sản xuất và nhập khẩu nhưng đã làm thiệt hại đến quyền lợi của chủ thể quyền tác giả và quyền liên quan, vì vậy, đây là việc làm cần thiết để đảm bảo sự cân bằng lợi ích. Về nguyên tắc, nếu như đĩa quang trắng được sử dụng với mục đích khác (không dùng để sao chép tác phẩm của chủ thể quyền khác) thì không phải nộp khoản tiền đền bù bản quyền này.

Có người cho rằng khi chiếc đĩa được sản xuất thành đĩa nhạc chẳng hạn thì lại phải trả phí bản quyền (cho nhạc sỹ, ca sỹ, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình,…). Như vậy chẳng khác nào cùng chiếc đĩa ấy bị thu bản quyền đến hai lần?

Trước hết, cần phải khẳng định, tiền thu từ đĩa quang trắng chưa phải là phí bản quyền, mà chỉ là một khoản tiền khiêm tốn để đền bù thiệt hại. Những chiếc đĩa quang có chương trình được đúc theo dây chuyền công nghiệp để ra thẳng các đĩa quang mang chương trình không cần phải qua giai đoạn sản xuất đĩa trắng. Nếu loại trừ các yếu tố về bản quyền thì chi phí vật chất thuần túy cho việc đúc ra đĩa trắng có khi còn lớn hơn đúc ra đĩa có chương trình. Vì vậy, các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có bản quyền đàng hoàng chẳng dại gì mua đĩa trắng về để sao chép rồi tiêu thụ.

Vậy còn quyền lợi của người tiêu dùng, tại sao họ phải trả tiền cho việc sử dụng đĩa với mục đích cá nhân, trong khi họ không phổ biến hay kiếm lời từ sao chép?

Trong trường hợp người tiêu dùng sử dụng đĩa quang trắng để sao chép các tác phẩm được phép sao chép với mục đích cá nhân theo quy định của pháp luật, có gián tiếp phải chịu một khoản tiền nhỏ khi mua đĩa quang trắng, thì số tiền này cũng chỉ là khoản đền bù chút ít cho sự thiệt thòi về quyền lợi của tác giả và nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Dù thế nào chăng nữa, trong các tương quan về quyền lợi giữa các chủ thể trong việc sản xuất và sử dụng đĩa quang trắng này thì các chủ thể quyền tác giả và quyền liên quan vẫn là những người chịu thiệt thòi nhất.

Về mức “đền bù bản quyền”, các nhà sản xuất hoặc nhập khẩu đĩa quang trắng sẽ phải trả với mức 3% trên 50% giá bán đĩa. Vậy theo ông, con số này đã là chuẩn?

Đây chỉ là một ví dụ của Nhật Bản mà ta có thể tham khảo. Các nước có những cách áp dụng khác nhau, phù hợp với điều kiện của từng quốc gia. Mức phí sẽ áp dụng trong từng thời gian cụ thể với nguyên tắc mức tiền đền bù không được vượt quá giới hạn mà nhà sản xuất có thể chịu đựng được, nó cần phải đạt được mối cân bằng hợp lý trong quan hệ kinh tế đối với mức giá của đĩa quang trắng. Mức tiền đền bù phải có sự đồng thuận của tất cả các chủ thể liên quan (tổ chức đại diện cho người thụ hưởng quyền tác giả, quyền liên quan, tổ chức đại diện cho nhà nhập khẩu và nhà sản xuất, và tổ chức đại diện cho người tiêu dùng.

Tính tiền đền bù bản quyền đối với đĩa quang trắng nói riêng và các thiết bị cùng các phương tiện lưu ghi nói chung là hình thức mới trên thế giới. Vậy đâu là yếu tố phù hợp với điều kiện Việt Nam?

Áp dụng hình thức thu tiền đền bù bản quyền là việc rất phức tạp của tất cả các nước trên thế giới, mặc dù điều này đã được quy định cụ thể trong Luật Quyền tác giả hoặc Luật Sở hữu trí tuệ của các quốc gia đó. Để thực thi việc này tại Việt Nam cũng cần phải có thêm các điều kiện về mặt pháp lý và hạ tầng “kinh tế - kỹ thuật”.

Việc thu tiền đền bù bản quyền và phân phối tiền thu được cho các đối tượng có quyền thụ hưởng được thực hiện như thế nào?

Luật pháp các nước quy định khoản tiền đền bù bản quyền này chỉ được thực hiện thông qua tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả. Ở Việt Nam hiện có 3 tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, đó là Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam, và Trung tâm Bảo hộ quyền tác giả văn học Việt Nam. Một trong 3 tổ chức này nhận trách nhiệm thu và phân phối tiền đền bù bản quyền là tốt nhất, nếu không, việc này sẽ phải giao cho một tổ chức khác đại diện cho tất cả các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả.

Xin cảm ơn ông! 

Ông Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả VHNT, cho biết hiện có khoảng 5 doanh nghiệp sản xuất khoảng 200 triệu đĩa trắng/năm. Ngoài ra, số đĩa quang nhập khẩu từ Công ty Imexco khoảng 60 triệu đĩa/năm. Trong khi đó, thống kê lượng tiêu thụ đĩa (từ các công ty băng đĩa) chỉ khoảng 170 triệu đĩa/năm. Khoảng 90 triệu đĩa dôi dư và rất có thể đã sử dụng cho mục đích sao chép băng đĩa lậu! Vì vậy, ông Chu cho rằng mục đích của dự thảo nghị định này là siết lại việc quản lý và sử dụng đĩa quang để hạn chế nạn xâm phạm bản quyền.

(3c.com.vn)

0888342020

Công ty TNHH Điện tử công nghệ Tường An - TAKO * Giấy CNĐKDN: 0101910340 cấp ngày 25/06/2010 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP. HN cấp * Người đại diện: Nguyen Hanh

Địa chỉ: Số 3 lô 1C khu đô thị Trung Yên (ngõ 58 Trung Kính rẽ phải), Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.* Chi Nhánh: 172/10 Đặng Văn Ngữ, P.13, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh * Điện thoại: (024) 37 833 833