Quang cao chinh 20 bàn phím gaming
Quảng cáo chính 2 bàn phím chuột
Quảng cáo chính 13 tai nghe
Quảng cáo chính 4 cáp mạng
Quảng cáo chính 1 sản phẩm

So với các chỉ số về công nghệ thông tin (CNTT) trong năm 2007, VN đã có nhiều bứt phá trong bản đồ CNTT thế giới. Các nhà hoạch định chiến lược có thể hồ hởi với bước tăng hạng, nhất là thứ hạng vượt qua được người hàng xóm Indonesia, nhưng khi nhìn lại bức tranh chung lại thấy sự phát triển này là khập khiễng.

Chưa thể tự hào

Tại hội thảo toàn cảnh CNTT 2008, diễn ra ngày 15-7 tại TPHCM, tiến sĩ Lê Trường Tùng, Phó Chủ tịch Hội Tin học VN, đã công bố các thông số khả quan về hiện trạng CNTT trong nước. Theo đó, chỉ số Chính phủ điện tử (E-Government Index), được thể hiện qua các chỉ số web, hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực của VN đã tăng đáng kể - từ 0,364 điểm trong năm 2005, hiện lên đến 0,4558 điểm. Trong bảng xếp hạng của Tổ chức mạng trực tuyến về hành chính công và tài chính của Liên Hiệp Quốc, VN hiện đang giữ vị trí 91, tăng 16 bậc. Tuy nhiên, nếu trong bảng xếp hạng của các nước trong khu vực, chúng ta chỉ vượt qua Indonesia, đứng trên Campuchia, Myanmar, Đông Timor và Lào. Trao đổi với báo chí, ông Patrick J McGovern, Chủ tịch Tập đoàn IDG, khẳng định với thế mạnh nguồn nhân lực trẻ và tiềm năng trong lĩnh vực CNTT hiện nay, mức độ tăng trưởng trung bình của VN là từ 15% trở lên. Như vậy, vị trí mà VN đang có chưa phải là thứ hạng đáng tự hào.

Vượt ra khỏi danh sách đen, VN không còn là một trong 9 nước đứng đầu về tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm, nhưng con số vi phạm vẫn lên đến 85%. Ngoài một số ít công ty phần mềm bắt đầu chú trọng vào công tác tiếp thị như Kaspersky, BitDefender... để người dùng chú ý, các thương hiệu khác hầu như đầu hàng với việc đạo bản quyền ở VN. Dạo một vòng quanh các cửa hàng kinh doanh phần mềm trên đường Bùi Thị Xuân, Q.1-TPHCM, câu hỏi quen thuộc mà người mua nhận được là “Mua đĩa bản quyền hay đĩa crack?”. Giá phần mềm bản quyền dĩ nhiên cao hơn rất nhiều. Rõ ràng, thói quen sử dụng thiếu tôn trọng tác quyền của người Việt vẫn khiến các nhà đầu tư nước ngoài e dè.

Công nghiệp nội dung số phát triển lệch

Năm 2007 đánh dấu khoảng thời gian thành công của công nghiệp nội dung số với mức tăng trưởng trên 55%, doanh thu toàn ngành lên đến 182 triệu USD. Số doanh thu này chủ yếu từ nguồn thu nội dung mạng di động, trò chơi trực tuyến, quảng cáo và nội dung cho Internet cùng với thương mại điện tử. Trong đó, tính riêng doanh số thu được từ các tiện ích mạng điện thoại đã lên đến hơn 53 triệu USD, tương đương hơn 900 tỉ đồng. Thấy được lợi nhuận khổng lồ từ việc cung cấp nhạc chuông, hình nền, trò chơi trên ĐTDĐ cũng như tin nhắn trúng thưởng..., hiện có đến gần 100 đơn vị tham gia phát triển dịch vụ này. Trong một khảo sát mới đây trên 500 người sống tại Hà Nội, trong số 85% người trả lời có dùng ĐTDĐ, thì có đến 70% người sử dụng các tiện ích này. Hiện nay, nhắn tin trúng thưởng là một trong 3 dịch vụ thu hút nhiều người dùng nhất.

Thạc sĩ Nguyễn Trọng Đường, Vụ phó Vụ CNTT, nhận định trong bối cảnh này, các mảng cung cấp dịch dụ tra cứu thông tin kinh tế - xã hội, tin nhắn tư vấn sức khỏe, pháp luật... gần như bỏ ngỏ. Các dịch vụ cần truyền nhiều dữ liệu như phim, video ca nhạc, chương trình truyền hình... cũng chưa được phổ biến do giá cước quá cao.

Song hành cùng nội dung mạng di động, trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác qua truyền hình và ĐTDĐ... cũng là lĩnh vực phát triển nhất hiện nay với doanh số 45 triệu USD, tương đương 765 tỉ đồng, mức tăng trưởng 60%, trò chơi nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang chiếm lĩnh thị trường. Trong khi các lĩnh vực về trò chơi điện tử phát triển như thế thì hiện trạng sử dụng Internet cho giáo dục vẫn không tiến triển. Theo đánh giá của thạc sĩ Nguyễn Trọng Đường, có đến 73,5% khách hàng chưa từng biết đến các tiện ích này. Ông kể: “Tôi đã khảo sát trên rất nhiều giáo viên nhưng phần lớn câu trả lời là họ không hề học ngoại ngữ, tải tài liệu, giáo trình hay tham gia tư vấn du học... từ Internet”. Có thể nói, sự phát triển công nghiệp nội dung số của VN vẫn là những bước tiến của nhu cầu giải trí và đỏ đen trá hình, thiếu hẳn không gian dành cho giáo dục và các vấn đề xã hội.

Năm 2007, các nhà quản lý đã đưa ra con số phấn đấu 25% dân số VN sử dụng Internet cũng như sử dụng các tiện ích mà công nghệ số mang lại trong năm sau. Báo cáo của Hội Tin học VN tính đến hết tháng 5- 2008 cho thấy con số này đã là 23,5%. Như vậy, mục tiêu đặt ra hoàn toàn có khả năng đạt được. Song, chỉ số người sử dụng tăng nhưng lại chỉ tập trung vào game online, trò chơi tương tác truyền hình, tin nhắn trúng thưởng... thì rõ ràng, không thể nói CNTT VN đang phát triển. Thực tế này đòi hỏi các nhà quản lý phải có những chính sách tạo cân bằng cho công nghiệp nội dung số, nền tảng quan trọng trong sự phát triển CNTT hiện nay.

(nld.com.vn)

0888342020

Công ty TNHH Điện tử công nghệ Tường An - TAKO * Giấy CNĐKDN: 0101910340 cấp ngày 25/06/2010 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP. HN cấp * Người đại diện: Nguyen Hanh

Địa chỉ: Số 3 lô 1C khu đô thị Trung Yên (ngõ 58 Trung Kính rẽ phải), Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.* Chi Nhánh: 172/10 Đặng Văn Ngữ, P.13, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh * Điện thoại: (024) 37 833 833