Router không có mạng gây gián đoạn công việc? Khắc phục chỉ 5 phút với hướng dẫn của TAKO
(Cập nhật: 29/3/2022)
Router không có mạng là trường hợp rất nhiều người dùng gặp phải. Tuy nhiên, cách khắc phục lại vô cùng đơn giản. Đọc ngay bài viết dưới đây thôi nào!
Router không có mạng, sóng chập chờn là trường hợp rất nhiều người gặp phải. Khi tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ gây bực bội, khó chịu trong quá trình làm việc và giải trí. Có một vài lý do có cách khắc phục vô cùng đơn giản mà bạn có thể làm được. Đọc ngay bài viết để cùng TAKO tìm hiểu chi tiết thôi nào!
I. 4 Lý do khiến Router không có mạng?
1. Thiết bị Router lỗi thời
Mỗi một đời Router sẽ có các tiêu chuẩn khác nhau. Các mẫu Router càng cũ thì việc tốc độ, vùng phủ sóng và sự ổn định của mạng Internet càng kém. Bạn có thể thấy các tiêu chuẩn của Router như 802.11g, 802.11n…Đây là các tiêu chuẩn được ra đời bởi IEEE với mục đích đảm bảo tính đồng nhất trên các mô hình định tuyến.
Trong các tiêu chuẩn của Router thì 802.11b là cũ và chậm nhất và 802.11ax là phiên bản mới nhất, cung cấp tốc độ nhanh nhất. Ví dụ, thiết bị của bạn ở đời cũ chỉ có thể kết nối với 802.11b hoặc 802.11g nhưng bộ Router lại sử dụng tiêu chuẩn 802.11ax thì sẽ gây ra xung đột khiến thiết bị không thể kết nối mạng.
2. Sự cố bởi đường truyền mạng
Một trường hợp rất hay gặp phải đó là đường truyền mạng có vấn đề, dây cáp mạng bị đứt hoặc nhà mạng ngắt dịch vụ. Điều bạn cần làm đầu tiên đó là tìm hiểu nguyên nhân xuất phát bởi lý do nào để liên hệ tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ.
Sự cố bởi đường truyền mạng
3. Xung đột địa chỉ IP thiết bị kết nối
Xung đột IP là hiện tượng khi có hai hoặc nhiều thiết bị được cài đặt cùng một địa chỉ IP. Khi đó cả 2 thiết bị đều không thể kết nối Internet. Mặc dù đây là trường hợp hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có thể gặp phải khi:
Sử dụng địa chỉ IP tĩnh cho các thiết bị.
Một địa chỉ gán IP tĩnh trong phạm vi DHCP và địa chỉ tương tự được gán từ máy chủ DHCP cho thiết bị khác.
Laptop tự động bật chế độ ngủ khi không sử dụng và địa chỉ IP được dùng cho thiết bị khác. Khi đó logo Wifi sẽ báo lỗi Limited Access nên khi khởi động lại máy sẽ bị xung đột.
Sử dụng nhiều bộ Router Wifi không dây trên cùng một hệ thống mạng
4. Router không nhận dây mạng
Một nguyên nhân nữa khiến Router không có mạng đó là do đầu dây cáp mạng hoặc công kết nối có vấn đề. Bạn có thể kiểm tra xem dây cáp có bị đứt, gãy hay không. Hoặc kiểm tra đầu tiếp xúc của dây với máy và Router có bị hoen rỉ, hỏng hóc không bạn nhé!
>>> Tham khảo thêm bài viết: 10 CÁCH KHẮC PHỤC MẠNG YẾU, WIFI CHẬM
II. 7 cách khắc phục Router không có mạng cực đơn giản
Nếu bắt đúng “bệnh” của việc Router không có mạng thì việc khắc phục cũng vô cùng đơn giản. Dù bạn không phải là chuyên gia trong lĩnh vực kết nối mạng thì bạn cũng có thể dễ dàng khắc phục tình trạng này với 8 cách sau:
1. Kiểm tra hệ thống dây mạng
Hệ thống dây mạng là điều đầu tiên bạn cần phải nghĩ tới khi Router không có mạng. Có thể khi tự cài đặt thiết bị bạn đã lựa chọn không đúng các loại cáp mạng sử dụng ngoài trời hay vì một vài nguyên nhân khách quan khác gây hư hại tới dây cáp mạng.
Trong trường hợp này, bạn có thể đến TAKO và tìm mua những sản phẩm dây cáp mạng chính hãng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình nhằm giải quyết tình trạng mạng trong nhà hay văn phòng.
2. Lựa chọn lại vị trí Modem hoặc Router
Đôi khi vị trí đặt Modem hay Router cũng gây ra hiện tượng mất mạng khi ở quá xa hay trong không gian quá nhiều vật cản. Hãy lựa chọn những vị trí chính giữa khu vực bạn hay sử dụng mạng, khu vực ít vật cản như tủ, tường hoặc những nơi ở vị trí cao vì sóng Wifi có thể di chuyển theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang.
3. Kiểm tra Chip, Anten của Router
Nếu việc khởi động lại thiết bị kết nối hay Router không giúp bạn cải thiện được tình trạng mất mạng thì rất có thể nguyên nhân nằm ở việc Chip hoặc Anten của bộ phát Wifi chưa được điều chỉnh hợp lý.
Sau khi kiểm tra thấy tín hiệu phát Wifi của Router vẫn rất mạnh nhưng thiết bị kết nối bắt sóng yếu thì chứng tỏ Chip Wifi đang có vấn đề. Lúc này bạn hãy kiể tra lại phần Chip và điều chỉnh hướng Anten sao cho phù hợp để tăng khả năng kết nối mạng nhé!
Kiểm tra và thay đổi vị trí đặt Router
4.Kiểm tra tình trạng Router
Router khi có quá nhiều thiết bị kết nối cùng một lúc có thể gây ra tình trạng quá tải, gây nóng thiết bị và xảy ra việc Router không có mạng. Hãy thử tắt Router để thiết bị nghỉ một khoảng thời gian và khởi động lại để cải thiện tình trạng kết nối mạng.
Ngoài ra, việc Router dính bụi bẩn ở hệ thống tản nhiệt cũng là một trong những nguyên nhân khiến Router gặp trục trặc. Hãy sửa bằng cách làm sạch Router để tránh bị hỏng và cải thiện chức năng cung cấp mạng khi dùng.
5. Khởi động lại Router phát mạng
Khi Router hoạt động quá lâu trong một khoảng thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân xảy ra hiện tượng mất mạng. Hãy thử reset lại thiết bị phát Wifi bằng cách rút dây nguồn hoặc tắt nguồn và bật lại sau khoảng từ 2-3 phút.
Khởi động lại Router
6.Thay đổi kết nối Wan
Bước 1: Mở trình duyệt web, nhập 1 trong 2 địa chỉ 192.168.1.1 hoặc 192.168.0.1 để đến trang quản trị mạng của TP-Link.
Bước 2: Đăng nhập tên người dùng và mật khẩu được ghi trên Router. Thường các thông tin này sẽ được in ngay phía dưới bộ phát.
Bước 3: Lựa chọn Network và chọn WAN. Tại phần WAN Connection Type chọn Dynamic IP và lưu lại sự thay đổi này.
Bước 4: Sau khi hoàn thiện phầm cài đặt bạn vào lại mục Status, kéo xuống dưới mục WAN để kiểm tra các thông số hiển thị, nếu vẫn hiện 0.0.0.0 thì bạn có thể thử khởi động lại Router theo cách trên để cài đặt được làm mới.
7. Thay đổi địa chỉ IP LAN
Với nguyên nhân các thiết bị phát bị trùng IP gây ra xung đột bạn có thể dễ dàng sửa lại bằng cách đăng nhập vào trang quản trị mang, chọn Network và vào phần LAN. Tại ô IP Address đổi sang địa chi 192.168.100.1 và lưu lại để hoàn thành bước cài đặt.
III. Mua Router và dây cáp mạng chính hãng ở đâu?
TAKO - Nhà phân phối thiết bị mạng uy tính hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị mạng chính hãng tới từ thương hiệu nổi tiếng như TP-Link, Linksys, Mercusys…Các thiết bị được nhập khẩu trực tiếp, không qua trung gian mang đến sự tối ưu về chi phí dành cho khách hàng.
Chính sách bảo hành rõ ràng, theo đúng quy định của hãng, đảm bảo an tâm khi bạn mua và sử dụng sản phẩm. Trung tâm bảo hành ngay tại Hà Nội với số lượng sản phẩm lớn, luôn có sẵn nên có thể dễ dàng thực hiện các hỗ trợ đổi hàng, bảo hành nhanh chóng.
Liên hệ Hotline: 0888 34 20 20 để nhận được tư vấn nhanh nhất, chính xác nhất về dịch vụ bạn nhé!
Cách lắp đặt bộ phát Wifi 6 đơn giản nhất, người không chuyên IT cũng làm được
Việc lắp đặt bộ phát Wifi 6 vô cùng đơn giản với 6 bước đơn giản ai cũng có thể làm được. Đọc ngay bài viết để biết thêm chi tiết nhé!
5 Mẫu loa 2.0 giá hời dành cho sinh viên và nhân viên văn phòng 2022
Loa 2.0 là mẫu loa vi tính hiện đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Cùng tìm hiểu 5 mẫu loa được tìm kiếm nhiều nhất đầu năm 2022 này nhé!
So sánh Loa TAKO A750 và Loa TAKO A730 - Loại nào hay hơn, loại nào đáng tiền hơn?
Loa TAKO A750 và loa TAKO A730 là 2 sản phẩm loa vi tính 2.0 đang được bán chạy nhất của TAKO. Hãy cùng trải nghiệm và so sánh sản phẩm nào đáng tiền hơn nhé!
Review chi tiết mẫu loa mới - Loa vi tính TAKO A750
Loa vi tính TAKO A750 thiết kế độc lạ, màu sắc trẻ trung thời trang, mức giá hợp lý chưa đến 300K