9 mẹo vặt bảo vệ laptop
(Cập nhật: 13/6/2008)
Chúng ta cần giữ gìn sức khỏe để tránh bệnh tật. Chiếc máy tính xách tay của bạn cũng vậy, chúng cần được bảo quản cẩn thận để luôn hoạt động tốt.
Bạn muốn chiếc laptop của mình luôn luôn mới. Vậy đừng bỏ qua 9 bí quyết sau nhé!
1. Tránh làm đổ cà-phê hoặc trà lên máy tính
Khi uống cà-phê, sô-đa hay các loại nước giải khát, bạn không nên để chúng gần máy tính xách tay. Nếu chất lỏng chảy tràn lan lên máy sẽ làm hỏng các bộ phận bên trong hay gây chập điện. Thậm chí, máy tính có thể bị mất dữ liệu vĩnh viễn.
Vì thế, hãy để các thức uống xa máy tính, bởi ngay cả khi bạn cẩn thận thì người nào đó vẫn có thể sơ ý làm đổ chúng.
Laptop phổ biến dần thay thế desktop |
2. Không để thức ăn gần laptop
Bạn không nên vừa ăn vừa sử dụng máy vi tính. Các mẩu thức ăn có thể rơi vào khe hở giữa các bàn phím. Điều này mời gọi côn trùng xâm nhập, chúng sẽ phá hoại mạch điện.
Hơn nữa, laptop của bạn trông không vệ sinh nếu bị vấy bẩn thức ăn.
3. Giữ và nâng máy tính bằng phần để chứ không phải màn hình
Nếu chỉ nâng màn hình, bạn có thể làm hỏng màn hình hay các bản lề nối các bộ phận này với đế máy. Màn hình cũng dễ bị trầy hay hỏng nếu bị lực ép trực tiếp.
4. Đừng để laptop chịu sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Vào tiết trời lạnh, khi mang máy tính từ bên ngoài vào trong nhà, bạn đừng khởi động máy ngay. Hãy để máy ấm lại theo nhiệt độ phong tròng. Điều này sẽ giúp tránh được nguy cơ làm hỏng ổ đĩa do sự ngưng tụ hơi nước bên trong máy.
5. Đừng để ghế đè lên dây điện của máy tính
Dùng băng keo để dán dây điện của máy lên bàn làm việc. Sau đó bạn có thể gỡ ra dễ dàng khi sử dụng xong.
Đôi khi vì quá say mê làm việc, bạn có thể vô tình dịch chuyển ghế ngồi mà quên rằng sợi dây đang nằm ngay dưới chân mình. Như vậy, dây điện có thể sẽ bị hỏng nhanh chóng.
6. Cắm các thiết bị đi kèm vào đúng chỗ
Bạn cần lưu ý xem các biểu tượng trên máy tính xách tay một cách cẩn thận trước khi khắm các thiết bị vào máy.
Nếu cắm dây điện thoại vào cổng internet hay ngược lại, bạn có thể làm hỏng lỗ cắm và không sử dụng chúng được nữa.
7. Hãy kiểm tra nhãn dán trên đĩa trước khi cho đĩa vào
Các nhãn dán trên đĩa CD, DVD hay đĩa mềm nếu không được dán cẩn thận có thể bị bong ra và làm kẹt ổ đĩa.
Bạn không nên cho đĩa CD có kích thước nhỏ hơn chuẩn vào máy vì có thể làm hỏng đầu đĩa.
8. Đừng để máy tính xách tay trong xe hơi
Bạn không nên để máy trong xe, vì sự thay đổi nhiệt độ bên trong xe có thể làm hỏng máy.
9. Làm sạch bộ xử lý trung tâm mỗi năm một lần để lấy đi bụi bẩn bên trong
Nếu bụi tích tụ, hệ thống không thể tự làm mát và nhiệt độ có thể làm hỏng bảng mạch chủ. Bạn hãy đem máy đến trung tâm bảo hành để làm vệ sinh.
(Tintuconline)
Hướng dẫn cài đặt modem ADSL TP-LINK 8817
Hướng dẫn ADSL TP-LINK 8817
Printer Server Compatibility List for TL-PS310U
Danh sách tương thích USB
Printer Compability List for TL-PS110U/TL-PS110P/TL-WPS510
Danh sach các Printer tương thích với các dòng máy TL-PS110U/TL-PS110P/TL-WPS510
Driver hỗ trợ Windows 7 cho các sản phẩm TP-Link
Bạn có thể download driver hỗ trợ Windows 7 cho các sản phẩm TP-Link tại đây : http://www.tp-link.com/support/w7.asp