Các thủ thuật sử dụng thẻ nhớ USB
(Cập nhật: 14/10/2008)
Sau đây là một số thủ thuật sử dụng thẻ nhớ USB để bạn có thể thao tác dễ dàng và chính xác hơn đối với các vấn đề phát sinh từ thiết bị.
1. Máy tính không nhận được thẻ USB
Một hiện tượng rất phổ biến khi bạn sử dụng thẻ nhớ là máy tính không nhận được thiết bị (“drive not found”). Khả năng này xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau mà bạn cần phải tiến hành một số bước khắc phục sau:
Kiểm tra nguồn điện – Hãy chắc rằng ổ USB của bạn đã có điện (đèn trên USB bật sáng). Nếu không thấy đèn sáng, bạn có thể kiểm tra tiếp xúc giữa thẻ và máy tính.
Hãy chắc rằng cáp USB đã được cắm vào máy tính – Trên bo mạch chủ có một số cổng để cắm cáp USB. Bạn cầm cắm lại cáp USB để chắc rằng nó đã tiếp xúc với bo mạch chủ.
Kiểm tra phần “Device Manger” để xác nhận trình điểu khiển “USB host” được cấu hình đúng: Mở trình “Device Manager” bằng cách nhấn chuột phải vào My Computer —> Properties —> Hardware —> Device Manager. Bạn xem trong phần “Universal Serial Bus controllers” xem đã có các trình điều khiển cho USB chưa. Thường đối với chuẩn USB 2.0, cần phải có trình điều khiển “USB 2.0 Enhanced Host Controller”. Windows đã bổ sung sự hỗ trợ cho USB 2.0 trong các phiên bản Service Pack 3 (SP3) và 4 (SP4) của Windows 2000.
Nếu bạn không nhìn thấy các trình điều khiển “host controller” trong phần “Device Manager” thì rất có thể chúng đã bị vô hiệu hoá trong BIOS.
Kiểm tra “Device Manager” để chắc rằng ổ USB đã được nhận và cấu hình đúng - Nếu không, hãy ngắt kết nối (rút ổ USB ra) và thử cắm vào cổng USB khác.
Thử cáp USB khác - Nếu các biện pháp trên vẫn chưa giải quyết được vấn đề, bạn nên thử sợi cáp khác hoặc cổng USB khác.
2. Sử dụng chuẩn USB 2.0 cho Windows
Chuẩn USB 2.0 là phiên bản bổ sung cho chuẩn USB 1.0 (chuẩn tốc độ thấp). Hiện nay, các ổ USB đều sử dụng chuẩn USB 2.0 vì khả năng truyền tải và đồng bộ dữ liệu cao. USB 1.0 đã lỗi thời và không đáp ứng được các yêu cầu của người dùng. Sau đây là khả năng hỗ trợ chuẩn USB 2.0 đối với các hệ điều hành Windows.
Windows XP: Đã bổ sung khả năng hỗ trợ USB 2.0 trong bản Service Pack 1 và Service Pack 2.
Windows 2000: Đã hỗ trợ USB 2.0 trong một số bản nâng cấp SP3 và SP4 (có thể tải miếng vá này tại website nâng cấp của Microsoft – Windows Updates (www.microsoft.com)).
Bản Windows 2000 SP4 đã giải quyết một số vấn đề liên quan tới USB 2.0. Chính vì vậy, nếu sử dụng hệ điều hành này, bạn nên cập nhật bản SP mới nhất để đạt hiệu quả cao nhất đối với ổ USB.
Windows Me: Không hỗ trợ chuẩn USB 2.0, nên bạn phải sử dụng những driver mới nhất dành cho bộ điều hợp USB, mà cụ thể là sử dụng đĩa cài đặt cho thiết bị USB.
Windows 98: Lại càng không hỗ trợ USB 2.0, nên bản cũng phải sử dụng driver của nhà sản xuất thiết bị USB.
3. Tải driver cho ổ USB ở đâu?
Trong số các hệ điều hành Windows, Win Me có thể không nhận được một số ổ USB. Còn Windows 2000, XP và 2003 có khả năng tự động nhận ổ USB vì chúng đã được tích hợp sẵn driver do các nhà sản xuất USB chuyển tới cho Microsoft.
Windows XP - Nếu bạn sử dụng bản Windows XP đã có bản SP thì có thể hoàn toàn yên tâm vì chúng đã hỗ trợ đầy đủ chuẩn USB 2.0. Nếu Windows XP vẫn chưa được cài đặt bản SP thì có thể máy tính sẽ không hoạt động đúng với hiệu suất của ổ USB.
Windows 2000 - Bản Windows 2000 SP4 đã được bổ sung một vài tính năng mới, trong đó có khả năng hỗ trợ chuẩn USB 2.0. Nếu bạn sử dụng Windows 2000 mà không có bản SP, rất có thể ổ USB không hoạt động đúng với hiệu suất của mình.
Windows ME – Microsoft đã tích hợp một bộ cài đặt gốc dành cho các thiết bị ngoại vi (gồm cả USB), được tổng hợp trong file USBNTMAP.SYS. File này có thể nằm trong đĩa cài đặt Windows ME tại thư mục WIN9X\BASE2.CAB.
Windows 98 - Hệ điều hành này hầu như không có khả năng nhận dạng các ổ USB. Bạn sẽ phải cài đặt các driver cần thiết nếu muốn sử dụng ổ USB trên hệ điều hành này.
4. Các thông báo lỗi thường thấy khi sử dụng ổ USB
Khi cắm ổ USB vào máy tính, bạn có thể sẽ gặp các thông báo lỗi sau trong trường hợp máy tính không nhận được thiết bị:
1) ổ USB không hiển thị trong phần My Computer.
2) Windows 98SE không nhận được ổ USB.
3) Windows không cho phép gỡ ổ USB trong trạng thái an toàn, và vẫn báo ổ đang bận (đang được sử dụng). Điều này xảy ra do một chương trình máy tính nào đó đang cố đọc thông tin từ ổ USB. Một trong những phần mềm thường khiến ổ USB luôn trong trạng thái bận là “Norton Recycle Bin Protection”. Nếu biểu tượng “thùng rác” (Recycle Bin) của bạn có chữ N thì có nghĩa Norton đang chạy một phần mềm đặc biệt trên hệ thống. Bạn hãy vô hiệu hoá chức năng bảo vệ file đã xoá của Norton để rút ổ USB được an toàn. Cũng còn một số nguyên nhân khác, đó là những chương trình phần mềm như virus hoặc bất kỳ một file nào được mở nằm trong ổ USB cũng khiến Windows báo lỗi không ngắt kết nối với ổ USB.
4) Windows báo một thiết bị tốc độ cao được gắn vào một cổng tốc độ thấp (A high speed device is plugged into a low speed port).Khả năng này xảy ra bạn gắn một ổ USB 2.0 vào cổng USB 1.x. Mặc dù ổ USB của bạn vẫn hoạt động, nhưng tốc độ của nó không đạt mức tối đa
(soft.ware.com)
Hướng dẫn cài đặt modem ADSL TP-LINK 8817
Hướng dẫn ADSL TP-LINK 8817
Printer Server Compatibility List for TL-PS310U
Danh sách tương thích USB
Printer Compability List for TL-PS110U/TL-PS110P/TL-WPS510
Danh sach các Printer tương thích với các dòng máy TL-PS110U/TL-PS110P/TL-WPS510
Driver hỗ trợ Windows 7 cho các sản phẩm TP-Link
Bạn có thể download driver hỗ trợ Windows 7 cho các sản phẩm TP-Link tại đây : http://www.tp-link.com/support/w7.asp