Mẹo khắc phục nhanh khi kết nối Internet bị "đứt"
(Cập nhật: 22/5/2008)
Khi bạn đang duyệt web mà thấy thông báo "The page cannot be displayed" (trang không hiển thị được), có thể kết nối mạng đã hỏng. Điều này gây rắc rối cho bạn khi đang làm việc với web. Bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ sau đây để phục hồi lại hiện trạng ban đầu:
IE bị đứt kết nối |
1. Khởi động lại kết nối
Cách đơn giản nhất là bạn click chuột phải vào biểu tượng Local Area Connection trên khay hệ thống (hoặc vào bằng cách bấm chuột phải vào biểu tượng My Network Places -> Properties -> Disable). Sau đó, bạn bấm Enable lại.
2. Lấy lại địa chỉ IP
Nếu là thuê bao DSL hay cáp, bạn có thể đang dùng địa chỉ IP động - địa chỉ kết nối PC với Internet sẽ thay đổi mỗi lần đăng nhập, được chỉ định nhờ giao thức DHCP. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, DHPC có thể không cấp địa chỉ mới khi máy khởi động và bạn sẽ "kẹt" với địa chỉ IP cũ và không kết nối được Internet.
Dù hệ thống kết nối trực tiếp qua modem hay router, bước đầu tiên bạn phải làm là lấy một địa chỉ IP được chỉ định bằng cách nhấn chuột phải vào biểu tượng kết nối mạng trên khay hệ thống, chọn Repair. Windows sẽ tự động loại bỏ địa chỉ cũ và yêu cầu địa chỉ mới từ router hoặc nhà cung cấp dịch vụ (phụ thuộc vào cách PC được kết nối).
Nếu không khắc phục được, bạn phải giải quyết bằng cách nhấn vào menu Start -> Run -> gõ cmd (trong Windows Vista, chỉ cần gõ cmd vào hộp thoại Start Search). Ở dấu nhắc đợi lệnh trên màn hình DOS, bạn gõ ipconfig để xem địa chỉ IP hiện tại, subnet mask và gateway mặc định cho tất cả các adapter. Các adapter khác có thể bao gồm card Wi-Fi và Bluetooth mặc dù chúng sẽ xuất hiện trong trạng thái không kết nối.
Bản thân câu lệnh này chỉ hiển thị thông tin. Nếu muốn lấy một địa chỉ IP khác,bạn hãy gõ thêm tham số /release và /renew sau chữ ipconfig và một dấu cách. ipconfig /release sẽ điều khiển máy chủ DHCP xóa địa chỉ IP hiện có của tất cả các adapter, dù là mạng Ethernet hay không dây. Sau lệnh ipconfig /renew (nếu thành công), một địa chỉ IP mới, một subnet mask mới và một gateway mặc định mới sẽ xuất hiện.
3. Kiểm tra cache DNS
Mặc dù kết nối được Internet nhưng bạn không thể vào một trang web nào đó, có thể trục trặc ở cache máy khách DNS gây ra điều này. DNS đã dịch tên văn bản tên miền Internet thành số IP. Ví dụ Amazon.com trở thành 207.171.171.132. Cache lưu một hồ sơ về các trang bạn đã ghé qua để lần sau khi vào sẽ tải nhanh hơn. Đôi khi, một phần của file bị hỏng khiến PC không thể tìm lại nơi lưu trữ. Xóa cache chính là cách giải quyết vấn đề này.
Gõ dòng lệnh ipconfig /displaydns để xem danh sách các tranh đã ghé qua. Nếu không có tên trang web mà bạn cần vào thì gõ tiếp ipconfig /flushdns để xóa danh sách này. Sau đó, gõ lại địa chỉ web trên trình duyệt.
4. Dùng thêm các tham số khác của ipconfig
Các tham số của lệnh ipconfig.
Một số lệnh kiểm tra Ip trên cmd |
Ipconfig có nhiều tham số khác dành cho việc xử lý rắc rối ở cấp độ cao hơn. Bạn có thể gõ ipconfig /? để nghiên cứu thêm.
5. Ping địa chỉ IP
Cũng trong cửa sổ DOS, lệnh ping làm vai trò xác định kết nối mạng của máy tính, nó ước lượng thời gian đi hai chiều của gói tin, đưa về và hiển thị bất kỳ tình trạng mất gói tin nào.
Trước hết, nhìn lại địa chỉ IP của máy tính (ví dụ 127.0.0.1) và gõ ping 127.0.0.1 ở dấu nhắc đợi lệnh, đợi vài giây chờ phản hồi. Windows sẽ cố gắng ping đến card mạng của hệ thống xem thiết bị có hoạt động không. Nếu bạn nhận lại được gói tin nghĩa là adapter mạng hoạt động ổn. Giờ ping đến một địa chỉ ngoài bằng cách gõ vào đó, ví dụ ping google.com. Nếu có gói tin trả lại, kết nối mạng của bạn đã được thiết lập.
Tuy nhiên, nếu không nhận được gói tin này, bạn hãy thử ping địa chỉ IP của gateway mặc định. Nếu cách này cũng không được, phần cứng (modem, router, dây nối) của bạn có vấn đề và phải kiểm tra lại.
6. Kiểm tra phần cứng
Nếu máy tính nối trực tiếp với modem DSL, hãy kiểm tra các dây nối được gắn chặt với các điểm nối, đèn modem phải sáng. Kiểm tra lại cổng Ethernet trên PC xem đèn có sáng không. Nếu đèn tắt trong khi cáp được nối vào máy tính (bật điện) thì có nghĩa là phải thay cổng Ethernet.
Nếu đèn sáng mà vẫn không có kết nối, hãy tắt các thiết bị mạng của bạn và đợi một lát rồi bật lại. Cần làm theo các trình tự sau đây.
- Bạn tắt PC và rút dây điện của modem. Nếu bạn đang dùng router thì tháo dây điện của router.
- Sau đó bạn khởi động lại modem. Khi nó đã khởi động xong và có đèn báo kết nối, bạn hãy bật router và đợi router khởi động lại.
- Cuối cùng, bạn bật PC và mở trình duyệt để kiểm tra kết nối.
Nếu tất cả các thao tác trên đều thất bại thì đã đến lúc bạn phải gọi hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ. Hãy cho họ biết bạn đã làm những thao tác trên để họ không phải làm lại, mất thời gian. Có thể nguyên nhân là một lỗi nào đó trong hệ thống hay trên đường dây kéo từ ngoài vào nhà bạn. Chúc bạn thành công.
(vtc)
Hướng dẫn cài đặt modem ADSL TP-LINK 8817
Hướng dẫn ADSL TP-LINK 8817
Printer Server Compatibility List for TL-PS310U
Danh sách tương thích USB
Printer Compability List for TL-PS110U/TL-PS110P/TL-WPS510
Danh sach các Printer tương thích với các dòng máy TL-PS110U/TL-PS110P/TL-WPS510
Driver hỗ trợ Windows 7 cho các sản phẩm TP-Link
Bạn có thể download driver hỗ trợ Windows 7 cho các sản phẩm TP-Link tại đây : http://www.tp-link.com/support/w7.asp