Quang cao chinh 20 bàn phím gaming
Quảng cáo chính 2 bàn phím chuột
Quảng cáo chính 13 tai nghe
Quảng cáo chính 4 cáp mạng
Quảng cáo chính 1 sản phẩm

Dell “kiếm bộn” khi thị trường PC hồi phục? 

Vậy tại sao lại là Dell? Thị trường PC sẽ thay đổi khi các doanh nghiệp lớn bắt đầu mua sắm máy tính mới cho nhân viên. Rất nhiều công ty đã ngừng sắm PC mới do phải thắt chặt hầu bao và cũng do chờ đợi Microsoft ra mắt hệ điều hành mới - Windows 7 để nâng cấp.

Trong tuần này đã xuất hiện 3 dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp PC sẽ hồi phục. Hôm thứ 2 (13/7), Dell đã phát đi một thông cáo báo chí cho hay nhu cầu mua sắm máy tính, dịch vụ và máy chủ bắt đầu “đi vào ổn định”. Điều này có nghĩa nhiều người dùng và doanh nghiệp đang tính chuyện mua thiết bị mới. Dell dự đoán lợi nhuận trong quý II của hãng sẽ tăng chút đỉnh, hãng sẽ công bố chi tiết tình hình kinh doanh trong tháng tới.

Một ngày sau đó, Intel cũng công bố lợi nhuận quý II của hãng. Intel được xem như là “đầu sỏ” trong ngành công nghiệp máy tính và mức tăng trưởng quý 2 năm nay của hãng này đạt con số ấn tượng nhất trong 2 thập kỷ qua.

Và, một nghiên cứu của công ty phân tích thị trường IDC đưa ra hôm 15/7 cho thấy sản lượng PC xuất xưởng trên toàn cầu đã đạt con số ấn tượng hơn dự đoán. Trong hai quý liên tiếp, sản lượng PC đã giảm nhưng vẫn đạt mức dự đoán. Doanh số toàn ngành chỉ giảm 3,1% so với quý I, theo IDC. Như vậy, thị trường PC đang trên đà phục hồi.

Cả Dell và HP - hãng sản xuất máy tính lớn nhất thế giới - sẽ được hưởng lợi khi thị trường hồi phục. Cả hai đại gia này vẫn luôn gặt hái nhiều lợi nhuận nhất trong môi trường điện toán doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong cơn bão kinh tế, HP tỏ ra “vững chãi” hơn Dell và không mấy bị ảnh hưởng nhờ cách quản lý tốt, cắt giảm chi tiêu, và phản ứng nhanh nhạy với xu hướng thị trường, điển hình là netbook.

Vì thế, khi các công ty bắt đầu rót tiền để mua máy tính vào cuối năm nay và đầu năm tới khi Windows 7 phát hành và ngân sách không bị cắt giảm nữa thì Dell sẽ cải thiện tình hình kinh doanh tốt hơn HP. Bởi, HP đã không suy giảm doanh số trong mấy tháng qua, thậm chí còn tăng 3,6% trong quý I, trong khi đó, Dell giảm 17,1%.

Mấy năm qua quả thật rất khó khăn với Dell. Hãng sản xuất máy tính Mỹ dường như đã bỏ lỡ cơ hội lớn khi mà nhu cầu người dùng mua sắm laptop tăng đột biến vào năm 2006. Trong khi đó, HP và Acer tỏ ra rất nhanh nhạy và có những điều chỉnh rất thành công. Kể từ đó, Dell cũng đã triển khai nhiều chiến thuật mới để đổi mới cách thức kinh doanh, như quay trở lại lĩnh vực bán lẻ, tập trung hơn vào thiết kế sản phẩm, điều chỉnh bộ máy quản lý và cắt giảm chi phí bằng cách đóng một số nhà máy sản xuất và sa thải bớt nhân viên dư thừa.

Việc giảm giá thành và cải thiện thiết kế để đáp ứng nhu cầu người dùng cá nhân là sự tiến bộ vượt bậc của Dell.

Cách đây không lâu, Dell đã trình làng chiếc laptop cao cấp Adamo và netbook giá rẻ Inspiron Mini. Mặc dù chưa gặp hái được nhiều thành công (doanh thu giảm 63%), nhưng khi thị trường đi vào ổn định, người dùng sẽ có hào phóng hơn. Nhờ đó, Dell sẽ có nhiều nguồn thu hơn.

Trong khi đó, dù Acer đã được chú ý nhiều hơn trong thời gian gần đây nhờ chiến lược giá cạnh tranh nhắm vào thị trường người dùng cá nhân nhưng đến khi kinh tế hồi phục, người dùng sẽ không dành nhiều ưu ái cho các laptop giá rẻ của hãng này nữa. “Những sản phẩm được đánh giá cao nhất vẫn là máy tính của HP và Dell”, Loren Loverde, một chuyên gia phân tích về máy tính của IDC, khẳng định.

Còn với Lenovo, hãng sản xuất máy tính Trung Quốc sẽ phải vật lộn với nhiệm vụ xác định đường đi chính của mình. Lenovo vẫn trong giai đoạn chuyển đổi cách thức quản lý, và đang gặp khó khăn trong việc chinh phục thị trường máy tính cá nhân. Thương hiệu nổi tiếng ThinkPad sẽ chỉ hồi phục khi Lenovo bắt đầu đầu tư vào sản xuất máy tính.

Một tên tuổi nữa trên thị trường máy tính là Toshiba. Hãng này đã đầu tư rất nhiều vào “mặt trận” máy tính cá nhân, đặc biệt là thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi thị trường bình phục, Toshiba cũng sẽ được hưởng lợi và thị phần sẽ dần tăng lên.

Dù hiện vẫn chưa rõ bức tranh của thị trường máy tính trong thời gian tới sẽ như thế nào nhưng giới phân tích khẳng định cuối năm nay, ngành công nghiệp máy tính sẽ trở lại bình thường và bắt đầu phát triển mạnh vào năm 2010.

(Dân Trí)

0888342020

Công ty TNHH Điện tử công nghệ Tường An - TAKO * Giấy CNĐKDN: 0101910340 cấp ngày 25/06/2010 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP. HN cấp * Người đại diện: Nguyen Hanh

Địa chỉ: Số 3 lô 1C khu đô thị Trung Yên (ngõ 58 Trung Kính rẽ phải), Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.* Chi Nhánh: 172/10 Đặng Văn Ngữ, P.13, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh * Điện thoại: (024) 37 833 833