FPT bước vào cuộc đua máy tính xách tay
(Cập nhật: 15/5/2008)
FPT Elead bước vào thị trường máy tính xách tay (MTXT), báo hiệu một cuộc đua vốn đã rất khốc liệt với sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu cả nội lẫn ngoại.
FPT lần đầu tiên bán đại trà MTXT
FPT Elead vừa ra mắt hai mẫu MTXT mới (N853 và N653) ở mức giá tầm trung (600-800 USD) nhắm vào đối tượng là người dùng thường xuyên di động. Số lượng MTXT lắp ráp trong đợt đầu không lớn, khoảng 1.000 chiếc. Đây là lần đầu tiên FPT Elead bán đại trà sản phẩm này. Trước đó, công ty cũng tung ra vài mẫu MTXT nhưng thực chất chỉ là những mẫu máy làm cho đủ giải sản phẩm.
Trên bản tin nội bộ của FPT, ông Trần Hải Nam, Giám đốc công ty FPT Elead phát biểu: “FPT Elead sẽ đẩy mạnh mảng MTXT với mục tiêu bán ra 1.000 chiếc trong 6 tuần đầu tiên, chiếm 4% thị phần MTXT Việt Nam. Dự kiến trong năm nay, MTXT chiếm khoảng 10-20% doanh số máy tính của FPT Elead”.
Theo ông Nam, FPT Elead có nhiều lợi thế để thành công ở mảng MTXT vì đã dành nhiều thời gian nghiên cứu phát triển sản phẩm nên có niềm tin vào chất lượng và mẫu mã. Về mẫu mã sản phẩm, FPT Elead sẽ nỗ lực theo quy luật vòng đời của các dòng MTXT thường từ 6 tháng đến 1 năm. Giá sản phẩm của FPT Elead cũng rất cạnh tranh, trên dưới 11-12 triệu đồng; cộng thêm một thế mạnh nữa là sử dụng hệ thống phân phối sẵn có của máy tính để bàn gồm các đại lý và hệ thống trung tâm bán lẻ [IN]. Hiện nay, FPT Elead có trên 400 đại lý và 10 trung tâm bán lẻ [IN] bán MTXT và điện thoại di động.
Phát triển thị trường MTXT nằm trong chiến lược tích hợp dịch vụ gia tăng giá trị trên nền Internet của FPT. FPT đang phát triển một loạt dịch vụ trên nền Internet từ trò chơi trực tuyến, phim theo yêu cầu, nhạc số, tổng hợp tin tức… để cung cấp cho khách hàng. Như vậy, các khách hàng mua MTXT của FPT Elead là người được hưởng lợi nhiều nhất.
Cơ hội nào cho MTXT Việt Nam?
Đầu tháng 4 vừa qua, công ty máy tính CMS liên tiếp tung ra hai mẫu MTXT mới nhắm vào đối tượng người dùng cao cấp và sinh viên. Ông Nguyễn Phước Hải, Tổng giám đốc CMS khẳng định MTXT là trọng tâm của công ty trong thời gian tới. Cũng giống như FPT Elead, CMS rất tham vọng đặt mục tiêu chiếm 10% thị phần và nằm trong top 3 nhà cung cấp MTXT vào năm 2010 tại Việt Nam.
Công ty máy tính VNPC cũng đang gấp rút hoàn thành hệ thống nhà xưởng lắp ráp MTXT ở khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh. Ông Lê Thanh Long, Giám đốc VNPC cho biết, xưởng sẽ hoàn thành vào tháng 6/2008 với sản lượng lắp ráp khoảng 4.000-6.000 máy/tháng.
Trong xu thế xã hội di động, các công ty máy tính Việt Nam rất muốn giành được “miếng bánh” đầy hấp dẫn của thị trường MTXT. Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường GFK, năm 2007, thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 180 ngàn MTXT, tăng gần 100% so với con số hơn 97 ngàn chiếc của năm 2006. Năm 2008, GFK dự báo tại Việt Nam sẽ có khoảng 320 ngàn MTXT được tiêu thụ, với trị giá thị trường ước khoảng 336 triệu USD.
Tuy nhiên, trên thực tế các thương hiệu MTXT nội đang “lép vế”. Theo thống kê của GFK, các MTXT thương hiệu Việt như V-Open, CMS hay MekongGreen chỉ chiếm thị phần rất nhỏ, xấp xỉ 5-10%; còn lại đều thuộc về những thương hiệu máy tính nước ngoài, nhiều nhất là Acer, tiếp đến là HP, Lenovo, Sony, Toshiba, NEC…
Với CMS, theo ông Nguyễn Phước Hải, MTXT mới chiếm vài phần trăm trong doanh số máy tính nhưng tốc độ tăng rất nhanh, gấp 5 lần trong năm 2007.
Ông Phạm Thiện Nghệ, Giám đốc công ty máy tính Khai Trí (thành viên trong liên minh MTXT Việt Nam V-Open) phân tích: thách thức lớn nhất là các doanh nghiệp lắp ráp MTXT trong nước không lấy được niềm tin của chính người tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, các công ty lắp ráp MTXT Việt Nam bị hạn chế về mẫu mã, giải sản phẩm - tập trung mạnh cho MTXT như CMS cũng chỉ có vài mẫu. Hơn nữa, các công ty lắp ráp MTXT trong nước chưa thể bán được số lượng lớn, đa phần duy trì ở mức trên dưới 200 máy mỗi tháng nên giá nhập linh kiện đắt, không có khả năng cạnh tranh về giá với những thương hiệu nước ngoài.
(Vietbao)
Tường An đưa ra sản phẩm cáp mạng mới - AMTAKO
Từ ngày 26/05/2008, công ty Tường An chính thức đưa ra thị trường sản phẩm cáp mạng mới mang nhãn hiệu AMTAKO Sau bốn năm có mặt trên thị trường
Chứng nhận hàng chính hãng TP-Link
Chứng nhận hàng chính hãng TP-Link
Tặng headphone TA71 khi mua 1 thùng loa W-666 hoặc W-888
Tặng headphone TA71 khi mua 1 thùng loa W-666 hoặc W-888
Bài toán nhân viên IT "nhảy việc"
Một số doanh nghiệp CNTT đã phải dùng đến những mối quan hệ cá nhân để tìm nhân viên vừa có năng lực vừa gắn bó lâu dài. Tình trạng này khá phổ biến tại các doanh nghiệp CNTT nhỏ và vừa.