Laptop sẽ chiếm 30% thị trường máy tính VN năm 2009
(Cập nhật: 13/5/2008)
Trong khi bức tranh thị trường IT những tháng đầu năm mang màu sắc ảm đạm vì mức tiêu thụ giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái thì mảng máy tính xách tay đang lên ngôi với tốc độ bán ra khá tốt.
Cuối năm 2007, doanh số laptop xấp xỉ 20% tổng lượng máy tính được bán ra trong nước. Theo tính toán của các doanh nghiệp, đến hết năm nay, miếng bánh thị phần mà thiết bị này giành được sẽ đạt 25-30%.
Ảnh: Hoàng Hà. |
Ông Nguyễn Mạnh Lân, Giám đốc điều hành siêu thị máy tính Đăng Khoa, cho biết quý I năm nay, doanh số thu được từ máy tính để bàn chỉ tăng 12% so với cùng thời điểm năm ngoái, trong khi máy tính xách tay tăng 45%. "Như vậy, có thể thấy rõ laptop đang tiến rất sát PC để bàn", ông Lân bình luận.
Theo các chuyên gia kinh doanh laptop, những tín hiệu lạc quan về sức tiêu thụ máy tính xách tay trên thị trường VN có thể xuất phát từ một số nguyên nhân. Đầu tiên là sự tác động từ các hãng sản xuất khi tung ra nhiều mẫu mã mới với cấu hình khá, cộng với giá hấp dẫn mà điển hình là HP. Nếu trước đây, hãng này tập trung vào phân khúc thị trường trung và cao cấp thì nay, sản phẩm của HP tại Việt Nam trải rộng với trên 40 mã, giá bán chỉ từ 550 USD/chiếc.
Cạnh tranh mạnh mẽ với HP là "đại gia" châu Á Acer. Họ cung cấp các sản phẩm như Aspire 4315 - 035 có giá bán lẻ 499 USD. Tương tự, nhiều công ty khác như Toshiba, Asus, Lenovo… cũng đa dạng hóa các dòng thiết bị của mình và tập trung hướng đến người tiêu dùng phổ thông. Đặc biệt, trong tháng 5, Eee PC của Asus đã về VN với đầy đủ các mã hàng và giá chỉ 399 USD.
Ngoài ra còn phải kể đến những dòng máy do các công ty trong nước lắp ráp như V-open của Liên Việt Thành hay Sputnik của Công ty CMS (giá khoảng 500 USD). Laptop Việt Nam rẻ hơn so với các nhãn ngoại dù vẫn còn khoảng cách về thương hiệu và phương thức tiếp cận thị trường. Nhưng hiện tại, chủng loại và giá cả có thể được coi là đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, dịch vụ bảo hành đã được nâng lên nhiều. Các hãng máy tính xách tay lớn trên thế giới đều đặt trung tâm bảo hành tại Việt Nam hoặc có ủy quyền. Nhiều thiết bị cũng được kéo dài gấp đôi thời hạn bảo hành, như Macbook Air được "chăm sóc" tới 2 năm thay vì một năm như trước đây.
Chất lượng dịch vụ của các đơn vị bán lẻ cũng được cải tiến. Khách hàng không còn phải lựa chọn thiết bị qua "tủ kính" mà đã cầm, xem, kiểm tra và đánh giá sản phẩm tại các trung tâm tin học lớn như Phong Vũ, Hoàn Long, Khai Trí... ở TP HCM hay Đăng Khoa, Pico, Nguyễn Kim... ở Hà Nội. Thậm chí, sản phẩm được bật sẵn và có thể dùng thử trước khi quyết định mua.
Trên thế giới, hãng phân tích In-Stat dự đoán thị trường máy tính để bàn đang tiến đến "điểm uốn" và đi xuống vào cuối 2008 hoặc đầu 2009 khi sản lượng chip dành cho notebook sẽ lần đầu tiên vượt desktop. Sự bất ổn của nền kinh tế Mỹ và những tác động của nó đến toàn cầu khiến cho tốc độ phát triển desktop sẽ ở dưới mức 1% trong khoảng thời gian ngắn hạn (đầu 2009). Sau đó, mảng máy tính để bàn sẽ tiếp tục đạt tỷ lệ tăng trưởng một con số vài năm nữa. Dù sức mua laptop đang tăng, hệ thống desktop sẽ vẫn được ưa chuộng một thời gian dài nữa tại các nước đang phát triển, lý do chính là vì giá cả. Chuyên gia Jim McGregor của In-Stat cũng nhận định nội dung đa phương tiện và sự thay đổi phương thức sử dụng sẽ tác động lớn đến thị trường tương lai. Sự cạnh tranh giữa hai hãng sản xuất chip máy tính Intel và AMD sẽ trở nên căng thăng, kéo theo cuộc chạy đua về giá hấp dẫn hơn. |
(Vnexpress)
Tường An đưa ra sản phẩm cáp mạng mới - AMTAKO
Từ ngày 26/05/2008, công ty Tường An chính thức đưa ra thị trường sản phẩm cáp mạng mới mang nhãn hiệu AMTAKO Sau bốn năm có mặt trên thị trường
Chứng nhận hàng chính hãng TP-Link
Chứng nhận hàng chính hãng TP-Link
Tặng headphone TA71 khi mua 1 thùng loa W-666 hoặc W-888
Tặng headphone TA71 khi mua 1 thùng loa W-666 hoặc W-888
Linh kiện máy tính rục rịch tăng giá dù tiêu thụ chậm
Khoảng 10 ngày trở lại đây, giá RAM trên thế giới đã tăng khoảng 16%. Còn tại VN từ cuối tuần trước, linh kiện này cũng nhích một cách từ từ và hiện ở mức hơn 10% so với trước. Không có doanh nghiệp nào dám nhập số lượng lớn sản phẩm này về vì sợ tình hình đảo chiều.