Quyết liệt thị trường phần mềm diệt virus
(Cập nhật: 17/6/2008)
Một cuộc chạy đua của các nhà sản xuất phần mềm diệt virus (antivirus) đang diễn ra gay gắt. Từ Kaspersky, Symantec, Bitdefender, McAfee, Trendmicro... đến BKAV đều đang tăng tốc.
Một cuộc chạy đua của các nhà sản xuất phần mềm diệt virus (antivirus) đang diễn ra gay gắt. Từ Kaspersky, Symantec, Bitdefender, McAfee, Trendmicro... đến BKAV đều đang tăng tốc.
Nước ngoài khuấy động Nếu so với thị trường phần cứng (như máy tính để bàn, máy tính cá nhân, các thiết bị nghe nhìn) hay các phần mềm ứng dụng thì thị trường phần mềm antivirus khá tĩnh lặng. Thế nhưng sự yên tĩnh đó không còn kể từ tháng 3.2008 đến nay, khi Công ty Nam Trường Sơn - nhà phân phối phần mềm Kaspersky - bắt đầu tung ra các chiến dịch quảng bá rầm rộ. Trước tiên là tặng 200.000 bản quyền 6 tháng phần mềm này cho sinh viên các trường đại học tại TP.HCM, Hà Nội và Cần Thơ. Sắp tới sẽ là chương trình giảm 50% phí bản quyền cho doanh nghiệp Việt Nam. Chưa biết số người được tặng miễn phí sau đó có tiếp tục chung thủy với Kaspersky và sẵn sàng bỏ tiền để mua bản quyền hay không nhưng chương trình này đã phần nào làm cho nhiều người tiêu dùng biết đến thương hiệu này.
Đối với cá nhân, mức phí sử dụng phần mềm diệt virus có bản quyền hiện nay từ 200.000 - 300.000 đồng/năm; doanh nghiệp: từ 25 - 30 USD/máy tính. Ông Lê Trung Việt, Tổng biên tập Tạp chí Thế giới Vi tính (PCWorld Việt Nam) cho biết theo kinh nghiệm của mình, dù lựa chọn bất kỳ phần mềm antivirus có bản quyền nào thì cũng nên chỉ sử dụng một phần mềm duy nhất. Khi đó, cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật của nhà sản xuất thì người dùng có thể yên tâm để bảo vệ cho hệ thống dữ liệu và máy tính của mình. Trong khi đó, Công ty phân phối FPT (FDC) - nhà phân phối phần mềm Symantec lại chỉ chú trọng vào mảng khách hàng doanh nghiệp với kế hoạch doanh thu đạt 2 triệu USD/năm và hướng tới mục tiêu 4 - 5 triệu USD/năm. Theo ông Văn Hải Đăng, phụ trách phân phối phần mềm thuộc FDC, đơn vị này chỉ bán được khoảng 20 - 30 bản quyền phần mềm Norton Antivirus (thuộc Symantec) mỗi tháng. Con số này rất nhỏ so với tổng doanh thu bán ra bản quyền phần mềm Symantec của FDC. "Cuối tháng 3 vừa qua, đại diện hãng Symantec cũng đã làm việc với chúng tôi về việc phân phối sản phẩm cho thị trường người dùng cá nhân. Tuy nhiên hãng này cũng chưa có chính sách hỗ trợ để đẩy mạnh việc bán sản phẩm cho phân khúc này như hạ giá bán cho người dùng cá nhân", ông Văn Hải Đăng nói. Phần mềm Việt lên tiếng
Một trong những yếu tố quyết định để thuyết phục được khách hàng mua bản quyền phần mềm nói chung và phần mềm antivirus nói riêng chính là dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trong suốt thời gian sử dụng. Ông Văn Hải Đăng thừa nhận việc hỗ trợ kỹ thuật của Symantec khó thỏa mãn được người dùng tại Việt Nam vì khác biệt về ngôn ngữ. Khi bị hạn chế về tiếng Anh, người sử dụng không thể dùng các cách hỗ trợ như gọi điện thoại miễn phí hay trao đổi thông tin rõ ràng hơn... "Hãng nào xây dựng được đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật ngay tại Việt Nam thì sẽ có lợi thế hơn", ông Văn Hải Đăng nói. Do đó khi Bkav tuyên bố lợi thế của mình là khách hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ các chuyên gia với thời gian xử lý nhanh nhất từ 3 trung tâm Contact Center cũng là điều dể hiểu. Mục tiêu chinh phục thị trường trong nước trước khi tiến ra nước ngoài của Bkav đang được xem là bước đi hợp lý. |
(Thanhnien)
Tường An đưa ra sản phẩm cáp mạng mới - AMTAKO
Từ ngày 26/05/2008, công ty Tường An chính thức đưa ra thị trường sản phẩm cáp mạng mới mang nhãn hiệu AMTAKO Sau bốn năm có mặt trên thị trường
Chứng nhận hàng chính hãng TP-Link
Chứng nhận hàng chính hãng TP-Link
Tặng headphone TA71 khi mua 1 thùng loa W-666 hoặc W-888
Tặng headphone TA71 khi mua 1 thùng loa W-666 hoặc W-888
Laptop mini Aspire One được bán vào cuối tháng 6
Sản phẩm ra mắt thị trường với hai màu trắng vỏ sò và xanh sapphire có giá là 469 USD (chưa thuế VAT). Sau kỳ nghỉ hè, hãng sản xuất sẽ giới thiệu thêm hai màu nữa là ánh kim và hồng san hô.